Niềm tin bất biến về nghề báo

Niềm tin bất biến về nghề báo
(PLO) - Pháp Luật Việt Nam luôn ý thức chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, góp phần nhỏ bé giúp Đảng, Chính phủ và nhân dân phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng cái mới, cái tốt đẹp; và đấu tranh, từng bước đẩy lùi tiến tới xóa bỏ hoàn toàn những cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, kém cỏi. Những giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thời đại nào, cũng luôn là điều báo chí hướng đến. 

Đúng như một dự đoán từ nhiều năm trước, thời “hoàng kim” của báo giấy đã không còn. Những tờ báo in đã không còn tràn ngập, mà dần “nhường sân” cho những chiếc điện thoại thông minh, báo hiệu sự bành trướng của công nghệ điện tử trong lĩnh vực báo chí – xuất bản. Mạng xã hội đưa tin thay nhà báo. Công dân nào cũng có thể làm báo. Công nghệ thông tin đã thực sự là “đòn bẩy lớn” giúp báo chí có những thay đổi. 

Nhưng sự xuất hiện của công nghệ hiện đại cũng kéo theo nhiều câu hỏi đến nay tranh cãi chưa dứt. Làm báo liệu có dễ dãi như thế? Mạng xã hội rồi sẽ “giết” báo chí? Còn có câu hỏi khó cho mọi nhà báo, cơ quan quản lý báo chí, các tòa soạn: Với nhiều loại hình – báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử – cơ quan báo chí nên đầu tư chủ yếu cho loại hình nào, hay cho “dàn hàng ngang cùng tiến”? Có thể nào giải được bài toán với số lượng nhân sự ít nhất, nhưng lại có thể làm được nhiều loại hình báo với chất lượng tốt nhất?.

Quản lý điều hành thế nào cho nhịp nhàng, hiệu quả khi mà mỗi loại hình báo chí lại có một đặc thù, một phong cách, đối tượng bạn đọc riêng? Hạch toán kinh doanh thế nào để vừa “tròn vai” trách nhiệm xã hội của báo chí, nghĩa vụ nhà báo, lại vừa có “của ăn, của để”?.

Câu hỏi khác khó hơn: Làm sao hấp dẫn và giữ được bạn đọc “dừng chân” với tờ báo của mình? Bạn đọc có một “quyền lực” tuyệt đối: Chọn mua và đọc những tờ báo mình yêu thích. Muốn thế, phải có những bài báo chạm được tới trái tim và đáy lòng, đánh thức những tình cảm, thái độ rõ ràng, dứt khoát của công chúng trước một sự kiện, một vấn đề.

Càng khó hơn nữa khi muốn vừa “giữ chân” bạn đọc lại vừa “tròn vai” nhiệm vụ chính trị mà tờ báo gánh vác, như Báo Pháp Luật Việt Nam phải tuyên truyền sinh động, sâu sắc, hiệu quả các vấn đề tư pháp, đưa kiến thức pháp luật đến với rộng rãi công chúng.

Không như một số nhà báo, cơ quan báo chí có thể lo ngại trước những câu hỏi trên, Pháp Luật Việt Nam điềm tĩnh nhìn lại mình, nhìn lại nghề báo, tự tin lựa chọn con đường đi riêng của mình: Giữa cuộc sống “tràn ngập” thông tin như trên mạng xã hội, sẽ có những thông tin “giả”. Phải làm báo làm sao để thông tin luôn chính xác; và nhà báo không chỉ giỏi nghề, mà còn phải có đạo đức. Đó là điều bất biến của nghề báo.

Pháp Luật Việt Nam còn xác định phải hiểu bạn đọc để phục vụ bạn đọc; lắng nghe bạn đọc để cải tiến, đổi mới vì bạn đọc, hướng dẫn bạn đọc theo một thị hiếu tốt đẹp là vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức, đọc báo để tìm kiếm những bài học từ báo chí, lấy báo chí làm cẩm nang cho cuộc sống thường ngày. 

Hàng loạt ấn phẩm của Pháp Luật Việt Nam, từ Pháp luật & Thời đại, Pháp luật 4 phương, Xa lộ Pháp luật cho đến Câu chuyện pháp luật, Pháp Luật Việt Nam Online, Pháp luật Plus, Doanh nhân & Pháp luật, Pháp Luật Việt Nam hàng ngày… đều hướng đến tiêu chí nêu trên. Cầm trên tay bất cứ một ấn phẩm nào của Báo Pháp Luật Việt Nam, bạn đọc đều có thể tìm thấy cho mình những tình huống pháp lý đáng quan tâm, những gợi mở và kiến thức pháp lý quý báu, những kinh nghiệm và bài học ứng xử đáng giật mình mà ai cũng có thể từng gặp phải trong cuộc sống đời thường.

Thời gian đã chứng minh sự lựa chọn của Pháp Luật Việt Nam là không sai. Bất chấp những khó khăn, Pháp Luật Việt Nam vẫn luôn có số lượng bạn đọc riêng trung thành. 

***

Còn có một chức năng bất biến nữa với nghề báo, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, đã chỉ rõ: “Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới.Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng”. 

Nắm rõ định hướng trên, Pháp Luật Việt Nam luôn ý thức chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, góp phần nhỏ bé giúp Đảng, Chính phủ và nhân dân phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng cái mới, cái tốt đẹp; và đấu tranh, từng bước đẩy lùi tiến tới xóa bỏ hoàn toàn những cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, kém cỏi. Những giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thời đại nào, cũng luôn là điều báo chí hướng đến. 

Pháp Luật Việt Nam luôn ý thức báo chí cách mạng Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn gánh vác trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân, giúp người dân tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức quý báu cho đời sống và cho sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, báo chí còn tích cực tham gia một cách có hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giải quyết vấn đề biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện thoái hóa, biến chất; phê phán, lên án những tệ nạn xã hội... góp phần làm lành mạnh hoá đời sống xã hội.

Cùng với Bộ, ngành Tư pháp, Pháp Luật Việt Nam luôn duy trì tinh thần không ngừng đổi mới, chủ động, sáng tạo, kịp thời định hướng dư luận, làm nhân dân quan tâm, hưởng ứng tích cực, tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp cũng như những vấn đề  “nóng” của đất nước; thông qua việc phản ánh, đưa tin trên các ấn phẩm của Báo Pháp Luật Việt Nam mà lan tỏa công tác tư pháp, tuyên truyền pháp luật đến với đông đảo nhân dân, góp phần vào thành công chung của Bộ, ngành Tư pháp, đưa công tác Tư pháp giúp cho quốc kế, dân sinh, ngày càng gắn kết, phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Trong ngày 21/6, ngày vui chung của làng Báo chí Cách mạng Việt Nam, với quyết tâm chung “kiến tạo và hành động” của Chính phủ, của Bộ Tư pháp dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, những người làm Báo Pháp Luật Việt Nam một lần nữa tự soi lại mình, cùng ngẫm về những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của nền báo chí nước nhà nói chung và Báo Pháp Luật Việt Nam nói riêng mà thêm niềm tin, thêm nghị lực, quyết tâm.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.