Sống trong sợ hãi ở nơi thang máy “thích” là…rơi tự do

Do không có phòng họp riêng nên Hội nghị được tổ chức ngay lối ra vào của tòa nhà.
Do không có phòng họp riêng nên Hội nghị được tổ chức ngay lối ra vào của tòa nhà.
(PLO) - Tối 29-6, lần đầu tiên Tổ dân phố số 22, Chung cư 96A Định Công, Phương Liệt, Thanh Xuân tổ chức được một Hội nghị có đông đảo cư dân và lãnh đạo phường tới dự. Qua ý kiến của một cán bộ vận hành được Công ty cổ phần Mộc và Xây dựng Hà Nội ( gọi tắt là Cty Mộc) cử tới họp đã hé lộ những bất cập về quản lý vận hành tại chung cư. 

 Chẳng thế mà tình trạng thang máy hỏng, liên tục rơi tự do đe dọa cuộc sống người dân thời gian gần đây vẫn chẳng có ai đứng ra nhận trách nhiệm.

Với một tòa nhà đồ sộ nhưng chẳng kiếm đâu ra một phòng sinh hoạt cộng đồng nên việc Hội nghị được tổ chức ngay lối ra vào sảnh tầng một cũng là điều không quá khó hiểu. Ngay khi vào cuộc họp đại diện của hơn 90 hộ dân đang sinh sống ở đây đã nói lên hàng loạt bức xúc của mình được dồn nén, tích tụ trong 8 năm dòng. Gần 10 năm trời họ chưa một lần được chủ đầu tư là Cty Mộc công bố tài liệu về diện tích chung, riêng. Việc một chung cư mà người dân phải sở hữu tới hai loại sổ đỏ, một sổ ban đầu và một sổ điều chỉnh về sau nhưng lý do vì sao phải điều chỉnh sổ cũng chưa được các cơ quan chức năng trả lời thấu đáo... Không chỉ hôm nay, trong những cuộc họp trước lãnh đạo Cty Mộc đều vắng mặt với nhiều lý do. Ban quản trị đến giờ cũng chưa được thành lập nên chung cư giờ vẫn lâm vào cảnh phụ thuộc hết vào chủ đầu tư khi chính đơn vị này lại đang tìm cách gây khó dễ và gần như phủi tay đến cuộc sống và quyền lợi người dân.

Trong khi diện tích để xe tầng hầm, sàn tầng 1, tầng lửng và tầng 2 chưa được hai bên giải quyết rõ ràng thì ngày 24-12-2014, cư dân nơi đây bất ngờ nhận được Thông báo số 205 /TB từ Cty Mộc. Nội dung cho biết Cty đã chuyển nhượng các phần diện tích nói trên cho đơn vị mới là Công ty cổ phần Phát triển và Đầu tư xây dựng hạ tầng Việt Nam. Đến giờ, phía đơn vị mới đã sử dụng phần chuyển nhượng  để cho các công ty khác thuê lại với số lượng hàng chục nhân viên ra vào mỗi ngày chiếm dụng cả vào lối đi vào căn hộ chung cư, sử dụng thang máy lộn xộn. Do lực lượng bảo vệ mỏng nên không kiểm soát được người lạ vào chung cư, thậm chí đã có không ít vụ xô xát giữa khách hàng với nhân viên của một công ty đang thuê lại mặt bằng. Đây cũng chính là lý do để hội nghị lần này nóng hơn bao giờ hết.

Hiện có một nỗi lo đang đè nặng cuộc sống người dân chung cư, đó là việc thang máy liên tục rơi tự do và bị hỏng. Chị Phương, sống tại Phòng F11 hai lần cùng các con đi thang máy phải thót tim hứng chịu cảnh thang rơi tự do từ tầng 11 xuống tầng 5. Cũng như chị Phương, rất nhiều hộ dân muốn biết trách nhiệm của chủ đầu tư đến đâu trước tính mạng người dân. Ông Khải, người chịu trách nhiệm về kỹ thuật, quản lý vận hành tòa nhà được Cty cử tới họp đã phát biểu hé lộ một sự thật khác khiến những người dân tham dự cuộc họp thất vọng hơn. Theo lời ông Khải thì phía Cty đã cắt giảm tối đa nhân sự, trước số công nhân làm vệ sinh là 4 người, nay chỉ còn 1. Tổ kỹ thuật có 6 người, nay giảm còn 3. Tiền lương cho mỗi người chia bình quân chỉ hơn 2 triệu/người/tháng nên đây cũng là lý do vì sao tòa nhà luôn nhếch nhác, bộ phận trực kỹ thuật lẫn bảo vệ luôn vắng bóng. Hệ thống báo cháy của tòa nhà không có hệ thống báo khói. Về trách nhiệm trước sự cố thang máy, ông Khải thoái thác rằng phía Cty đã có hợp đồng với một công ty khác chuyên sửa chữa bảo dưỡng thang máy nên mọi trách nhiệm về thang thuộc đơn vị này. Phía Cty chỉ lo vận hành và cứu hộ. 

Ý kiến của ông Khải đã bị các hộ dân phản đối và cho đó là sự vô trách nhiệm, vô cảm với tính mạng người dân. 

Liệu công ty được chủ đầu tư thuê làm dịch vụ sửa chữa thang máy có phải chịu trách nhiệm trước các sự cố?. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong Công văn số 09/2015/CV-BHBT được phía sửa chữa thang máy là Công ty TNHH Phát triển PNT Việt Nam gửi tới Cty Mộc cho biết đơn vị này đang bảo dưỡng hai thang máy và phát hiện cả hai thang cáp tải và puly bị mòn nhiều. Thang số 1 buộc phải tạm dừng hoạt động vì không an toàn. Đơn vị này kiến nghị Cty Mộc sớm có kế hoạch thay thế các thiết bị của thang máy. Công văn này cho thấy phía đơn vị sửa thang có trách nhiệm phát hiện thang có an toàn hay không. Còn khi đã có báo lỗi của thang thì Cty Mộc phải là người đứng ra xử lý. Đến giờ, việc mở thầu đã xong nhưng do chủ đầu tư và bên được chuyển nhượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên vẫn chưa có thang hỏng nào được sửa chữa. Ngày ngày cư dân nơi đây vẫn phải đi thang máy và vẫn canh cánh lỗi lo về sự an toàn của thang.

Trông chờ vào ý kiến của ông Lợi, Trưởng Ban kiểm soát Cty Mộc về phần sở hữu chung, riêng nhưng cũng như ông Khải, ông Lợi bảo mình dù biết cũng không được phép nói: “Muốn biết thì chị Châu, Tổ trưởng Tổ dân phố 22 cứ gặp thẳng ông Nguyễn Ngọc Tiến, Tổng giám đốc Cty Mộc kiên quyết yêu cầu ông này cung cấp tài liệu.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Vũ Văn Duy, Phó chủ tịch UBND phường Phương Liệt yêu cầu Cty Mộc phải có trách nhiệm về thang máy. Trong khi chưa bầu được Ban quản trị thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong quản lý và vận hành tòa nhà. Theo các văn bản của UBND thành phố Hà Nội, chỉ khi có Ban quản trị hợp pháp thì mới đủ tư cách đấu tranh được phần diện tích chung, riêng. 

Trước phát biểu của ông Duy, người dân liền đặt câu hỏi suốt 8 năm nay và kể cả bây giờ chủ đầu tư không hợp tác để bầu Ban quản trị vậy chính quyền có biện pháp nào để giải quyết?. Còn nhớ, ngày 4-5-2015, ông Dương Đức Khoa, Chủ tịch UBND phường Phương Liệt đã có Công văn số 196/UBND gửi Cty Mộc và hai đơn vị khác yêu cầu: “ khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị nhà chung cư theo quy định. Thời gian hết ngày 30-5-2015 phải hoàn thành và có báo cáo bằng văn bản gửi tới UBND phường và UBND quận Thanh Xuân”.

Đến giờ, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng, mọi chuyện vẫn dẫm chân tại chỗ. Đến thang máy hỏng đe dọa từng giây, từng phút đến tính mạng người dân còn bị chủ đầu tư câu giờ thì chuyện chậm thành lập Ban quản trị tòa nhà cũng chẳng có gì khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây, trước một loạt bức xúc và đòi hỏi chính đáng của người dân, UBND phường và quận Thanh Xuân sẽ có biện pháp giải quyết gì?. 


Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.