Khốn khổ ở khu “ổ muỗi” giữa thủ đô

Hàng ngày công nhân vệ sinh phải vớt rác, khơi thông nguồn chảy hạn chế bọ gậy, muỗi cư trú.
Hàng ngày công nhân vệ sinh phải vớt rác, khơi thông nguồn chảy hạn chế bọ gậy, muỗi cư trú.
(PLO) - Thông tin về hai ca dương tính với virus Zika đều do muỗi vằn đốt được Bộ Y tế công bố mới đây khiến hàng ngàn hộ dân ở các “xóm muỗi” trên địa bàn Thủ đô đứng ngồi không yên. Cùng với đó, thị trường dụng cụ chống muỗi được bày bán ngày càng sôi động.

Ăn, học, chơi… đều phải mắc màn

Chuyện mắc màn ăn cơm giữa Thủ đô nói ra có vẻ lạ nhưng đó là tình trạng rất phổ biến của người dân xóm Cổ Mộ, phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) khi mà mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, nước ô nhiễm và muỗi. Mỗi khi đi làm về, người dân nơi đây phải đóng kín cửa để ngăn muỗi và mùi hôi thối của rác thải bay vào.

iều đáng nói là tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay và người dân sống ở khu vực này cũng đã hình thành nếp sinh hoạt kỳ lạ: sáng cầm vợt muỗi tập thể dục, chiều mắc màn ăn cơm để tránh muỗi đốt. Trong những ngày gần đây, người dân khu vực phải chịu nạn muỗi bùng phát mạnh. 

Theo chia sẻ của người dân, nguyên nhân của tình trạng trên là do trên địa bàn phường Tứ Liên xuất hiện con kênh giáp ranh giữa phường Quảng An và Tứ Liên, trước đây kênh rất sạch, nước trong và mát. Nhưng trong 2, 3 năm trở lại đây do sự thiếu ý thức của người dân nên đã biến thành “con kênh chết”.

Hàng tấn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân xả ra con kênh mỗi ngày khiến mỗi “nhịp thở” của con kênh ngày một “thoi thóp”. Ngay cả bức tường ngăn cách, mặc dù có treo biển cấm đổ rác nhưng hàng núi rác vẫn chất chồng lên nhau. Đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi môi trường bị ô nhiễm quá nặng, đây chính là môi trường lý tưởng cho sự sản sinh của bọ gậy và muỗi.

“Kênh mương này tồn tại trên phường rất lâu rồi, xảy ra hiện tượng nhiều muỗi từ năm 1992, gần đây nhất do địa phương làm hệ thống cống thoát nước do hệ thống cống quá nhỏ, nước không thoát đi được trở thành ao tù, muỗi sản sinh ra quá nhiều, khi ngồi xem phim, ngồi ăn hay đọc báo, ngồi nói chuyện muỗi sẽ đốt xuyên qua quần áo.

Tình trạng này kéo dài nhưng chúng tôi không thấy có đội nào của địa phương đi phun thuốc diệt muỗi cho dân, các cháu lúc ngồi học phải một tay cầm bút, một tay cầm vợt ảnh hưởng lớn đến việc học của các cháu” - ông Đinh Văn Cao ở Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc cho biết.

Để góp phần giảm bớt muỗi xung quanh khu vực, người dân chia nhau dành thời gian đi vớt bọ gậy, tìm đủ các biện pháp xịt, bôi thuốc chống muỗi... nhưng cũng chỉ giảm bớt một phần. “Hôm nào tôi cũng vớt bọ gậy về cho cá ăn mà mãi không hết, chỉ 10 phút là lại được một túi khá to. Mùa này lại đang lắm bệnh truyền nhiễm từ muỗi, nhà có 2 đứa con nhỏ, ăn trong màn, chơi trong màn, học trong màn nghĩ mà thấy tội nghiệp. Người lớn mắc bệnh còn đỡ, chứ trẻ không may bị bệnh lại ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập” - anh Nguyễn Văn Dũng, người chuyên vớt bọ gậy các kênh, mương trên địa bàn phường chia sẻ.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều khu nhà “ổ chuột”, hầu hết các nhà trọ đều được xây dựng sơ sài, chật hẹp, tập trung đông người ở, có bể đựng nước lộ thiên, không che đậy, thau rửa vệ sinh thường xuyên. Ngay gần chợ đầu mối Long Biên, Phúc Xá, Ba Đình một xóm trọ cho lao động nghèo đã tồn tại từ nhiều năm nay.

Những mái nhà lụp xụp như những khu ổ chuột, môi trường xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải và những mương nước tù đọng, đen ngòm. Nhiều nhà trọ không có nước máy, phải dùng nước giếng khoan và để tiện sinh hoạt, nhiều người có thói quen tích nước trong những xô, thùng. Đây chính là môi trường thuận lợi cho bọ gậy sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết, Zika,...

Đổ xô mua đồ chống muỗi

Để đuổi muỗi phòng virus Zika và bệnh sốt xuất huyết, người dân đổ xô đi mua dụng cụ chống muỗi khiến thị trường này ngày càng sôi động. Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng đồ gia dụng khu vực Hà Đông cho biết:

“Thời điểm này các loại dụng cụ, thuốc chống muỗi đang được mua rất nhiều. Chính vì thế nên của hàng nhập về rất nhiều hàng với nhiều thể loại khác nhau như màn khung mini cho bé, thuốc bôi, xịt chống muỗi, máy xông tinh dầu chống muỗi,… Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách hàng đến hỏi mua các loại này”.

Theo những người bán hàng này, sở dĩ số lượng khách tăng nhanh và mua sớm hơn mọi năm là do thông tin có người dương tính với virus Zika mà nguyên nhân từ muỗi vằn đốt, vì thế mọi người trang bị dụng cụ diệt muỗi cũng là điều dễ hiểu. Đồng thời, các chủ cửa hàng cũng cho biết, mặc dù lượng khách mua hàng tăng nhưng để phục vụ người dân họ không hề tăng giá, mà vẫn giữ giá như mọi năm.

Không chỉ có các cửa hàng bán đồ dùng diệt muỗi, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trang bán hàng “ăn theo” khi virus Zika vào Việt Nam. Các sản phẩm bán trên mạng đa số là những vật dụng rẻ tiền như: vợt muỗi, thuốc xịt, kem bôi và thậm chí là nhang chống muỗi, trong đó có nhiều sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.  

Trước tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, theo khuyến cáo của các chuyên gia, tốt nhất người dân nên mắc màn khi ngủ hay dùng cửa lưới chống muỗi, bảo đảm thoáng khí và ánh sáng. Không nên lạm dụng thiết bị đuổi muỗi bằng điện, vì chúng có thể tác động không tốt đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ có thai.

Đối với những khu dân cư sống gần kênh mương, cần có những biện pháp xử lý bọ gậy, muỗi truyền nhiễm, các cơ quan chức năng cần tổ chức đẩy mạnh các đợt phun hóa chất phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho các hộ dân./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.