Đồng Nai và Cà Mau ghi nhận trường hợp bị chó dại cắn

Lực lượng chức năng xử lý ổ dịch dại tại huyện Trảng Bom vào đầu tháng 3/2024. Ảnh: CDC Đồng Nai
Lực lượng chức năng xử lý ổ dịch dại tại huyện Trảng Bom vào đầu tháng 3/2024. Ảnh: CDC Đồng Nai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hai con chó cắn người ở Đồng Nai và Cà Mau sau khi được lấy mẫu xét nghiệm đều dương tính với virus dại.

Đồng Nai: Con chó chết sau 4 giờ cắn vào tay chủ

Ngày 18/4, Trung tâm y tế huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết, trên địa bàn xã Bàu Cạn vừa ghi nhận ổ dại trên chó và đã cắn người. Đây cũng là ổ dịch dại thứ 2 trên địa bàn huyện Long Thành từ đầu năm 2024 đến nay và là ổ dịch dại trên chó thứ 8 của toàn tỉnh.

Theo điều tra dịch tễ, chị N.T.H.N (41 tuổi, ngụ xã Bàu Cạn) có nuôi 4 con chó. Tối ngày 13/4, chị N. tháo dây xích cho chó thì bị chó cắn vào mu bàn tay trái, vết thương nông, chảy máu ít. Sau khi bị chó cắn, chị N đã tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại tại Trung tâm y tế huyện Long Thành.

Khoảng 4 giờ sau khi cắn chị N. thì con chó chết. Ngày 14/4, nhân viên thú y lấy mẫu gửi xét nghiệm, kết quả con chó dương tính với virus dại.

Sau khi điều tra, cơ quan chức năng ghi nhận khu vực xung quanh có 24 hộ gia đình, nuôi 84 con chó, trong đó 81 con đã được tiêm phòng dại, số còn lại chưa tiêm. Đây là trường hợp đầu tiên trên địa bàn xã ghi nhận trường hợp chó dại tấn công người.

Ngành y tế huyện Long Thành nhận định, mặc dù chưa xác định được nguồn lây nhưng tình hình bệnh dại có nguy cơ cao; các hộ gia đình nuôi nhiều chó nên tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại trên đàn chó. Do đó đơn vị đã vận động các thành viên trong gia đình chị N. đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng trước phơi nhiễm bệnh dại.

Cà Mau: Chó cắn người dương tính bệnh dại

Trước đó ngày 14/4,Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết, kết quả xét nghiệm bệnh dại trên xác con chó bị đập chết ném xuống sông sau khi cắn người là dương tính.

Cụ thể, con chó trên là của gia đình của bà N.T.P (ấp Dinh Hạn, Tân Ân, Ngọc Hiển), có tổng đàn chó là 2 con, nuôi thả rông, chưa được tiêm phòng vaccine dại.

Khoảng 5h ngày 9/4, ông N.V.H lên nhà bà N.T.P, thì bị chó cắn vào vùng hông trái khoảng 4- 5 vết cắn. Sau khi cắn ông H, con chó đã bị người nhà đã dùng cây đập chết tại chỗ và bỏ vào bao thả xuống sông. Tuy nhiên không lâu sau đó, xác chó đã được vớt lên và báo cho cơ quan thú y đến lấy mẫu xét nghiệm.

Cùng ngày, ông H được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển tiêm ngừa vaccine dại và điều trị tại Khoa Cấp cứu do huyết áp cao. Sau đó, chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và tiêm huyết thanh kháng dại tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ.

Người nhà cho biết, trước khi cắn ông H 1 ngày, con chó có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, hay chạy ra đường nhưng không rõ có cắn người hay chó khác hay không.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay toàn tỉnh đã phát hiện 4 ổ dịch dại trên động vật, 1 ca dại trên người. Trước tình hình bệnh dại diễn biến phức tạp, ngành y tế Cà Mau khuyến cáo các địa phương cần tăng cường rà soát trên các địa bàn lân cận để không bỏ sót các trường hợp bị chó nghi dại cắn tương tự.

Để công tác phòng chống dịch dại có hiệu quả, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch dại bằng cách chủ động chích ngừa cho đàn chó, mèo nuôi; không thả rông chó, mèo; khi đưa chó, mèo ra ngoài cần có rọ mõm. Khi bị chó mèo cắn, cần báo cơ quan chức năng theo dõi và đi chích ngừa vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại đầy đủ.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...