Sinh viên giữa mùa dịch COVID-19: “Chật vật” tìm cách thích nghi

Sinh viên ở nhà thời COVID. (Ảnh minh họa)
Sinh viên ở nhà thời COVID. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sinh viên sống xa nhà luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong sinh hoạt và chi tiêu. Đặc biệt trong mùa dịch COVID-19, cuộc sống càng trở nên “chật vật” hơn bởi mọi hoạt động gần như bị “đóng băng”…

Trở tay không kịp

Khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4, mọi hoạt động gần như phải dừng lại hoàn toàn bởi tốc độ bùng phát và lây lan chóng mặt của dịch bệnh. Cuộc sống sinh viên xa nhà vốn đã khó khăn, phải đối mặt với rất nhiều thử thách và khi dịch bệnh bùng phát trở lại, khó khăn đó dường như tăng lên gấp bội. 

“Mình là sinh viên năm 3 của Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, về quê nghỉ lễ dịp 30/4, 1/5 và dự tính trở lại Hà Nội học tập ngay khi kỳ nghỉ lễ kết thúc. Tuy nhiên, chuẩn bị lên Hà Nội thì bùng dịch. Tuy đã trải qua 3 đợt dịch trước nhưng lần này mình vẫn bất ngờ vì không nghĩ mọi thứ diễn ra nhanh như vậy.

Mọi kế hoạch học tập, thi cử của mình đã bị dừng lại hoàn toàn. Vốn dĩ mình đã lên kế hoạch ôn thi học kỳ và đăng kí một lớp học tiếng Anh tại Hà Nội. Nhưng khi dịch quay trở lại, mình đã phải học online, trong khi mình không mang laptop hay sách vở về nhà. Điều này thực sự rất bất tiện, cũng may là mình vẫn có tài liệu và giáo trình online để học.

Về thi học kỳ, kỳ này khoa của mình chuyển từ hình thức thi vấn đáp trực tiếp sang làm bài tiểu luận, mình học khá nặng bao gồm 13 môn lại là ngành luật nữa thì càng nhiều kiến thức. Nhìn số lượng tiểu luận phải làm mà thấy hoảng sợ. Mình thì không đi làm thêm nên không có vấn đề gì về công việc khi dịch bùng phát” - Trần Thị Hải Yến chia sẻ.

Với Yến, một cô sinh viên không đi làm thêm thì có lẽ dịch bùng phát cũng không ảnh hưởng gì đến công việc. Nhưng với những bạn sinh viên đã tự chủ về tài chính, dịch bệnh đã làm mất đi nguồn thu nhập hàng tháng.

Vi Thị Hương Giang (sinh viên năm 3 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) tâm sự: “Mình tự ý thức được việc cần tự chủ về tài chính trong cuộc sống hàng ngày để phần nào giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Ngoài giờ học, mình đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Đợt dịch trước vừa qua đi, mọi thứ mới vừa trở lại ổn định thì đợt dịch này ập đến nhanh và lây lan rộng hơn.

Công việc của mình là làm sự kiện ở các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh,… nên phải di chuyển rất nhiều. Có thông tin về ca nhiễm đầu tiên là công việc của mình dừng hẳn luôn để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Bởi không thể làm online được nên mình cũng mất luôn nguồn thu nên mình quyết định về quê với gia đình”.

Về quê là phương án an toàn để vượt qua mùa dịch này, tuy nhiên không phải bạn sinh viên nào cũng có được may mắn đó. Tạ Thị Trinh, cô sinh viên năm cuối của Học viên Ngân hàng do vướng lịch thực tập và làm nốt chuyên đề để kịp thời gian ra trường vẫn hàng ngày phải “cầm cự” cuộc sống trong mùa dịch ở Thủ đô.

“Mặc dù mọi thứ đã chuyển hết sang online rồi nhưng mình vẫn không thể về quê bởi có lúc cần mình vẫn phải đến cơ quan thực tập, vẫn cần tìm tài liệu để hoàn thành kỳ kiến tập. Cũng đang làm nốt chuyên đề cuối cùng để ra trường nên vẫn cố gắng ở lại Hà Nội làm cho xong. Dịch đến bất tiện lắm, làm chuyên đề cần nhiều tài liệu mà không biết tìm đâu ra, thư viện trường được coi là kho tàng tri thức của sinh viên cũng phải đóng cửa phòng chống dịch.

Mình còn là sinh viên năm cuối nữa, nỗi lo tìm việc sau ra trường luôn thường trực, dịch như thế này mọi thứ trì trệ rất mệt mỏi. Ở Hà Nội ăn uống thất thường, chợ dân sinh cũng tạm dừng nên muốn mua gì phải ra siêu thị, mình cũng ngại tiếp xúc với nhiều người nên nhiều khi ăn tạm cái gì cho xong”, Trinh chia sẻ.

Có lẽ trải qua 3 đợt dịch, các bạn sinh viên đã có sự chuẩn bị tâm lý cho bản thân để nhanh chóng thích nghi và ứng biến. Nhưng không thể phủ nhận rằng, dịch COVID-19 lần này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc, tài chính, cuộc sống và việc học tập của các bạn sinh viên. 

Về quê tránh dịch, không dễ?

Để giảm bớt chi tiêu hàng ngày và có thời gian bên gia đình hơn, nhiều bạn sinh viên đã lựa chọn về quê “ở ẩn”. Tuy nhiên, hiện tại dịch COVID-19 đã bùng phát và lây lan ra nhiều tỉnh, thành nên không phải miền quê nào cũng an toàn và hoạt động được diễn ra bình thường.

Nguyễn Văn Khiển (sinh viên năm 3 Đại học Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Xuất hiện ca mắc đầu tiên trong đợt dịch này là mình về quê luôn. Nhưng không may mắn một điều là Thuận Thành, Bắc Ninh quê mình lại chính là nơi bùng phát dịch mạnh nhất trong đợt này. Mọi hoạt động ở quê tạm dừng hết, bố mẹ mình buôn bán ngoài chợ cũng phải nghỉ ở nhà, như vậy là cũng không có bất kỳ nguồn thu nào cả”.

Trong những ngày gần đây, tốc độ lây lan dịch COVID-19 ở Bắc Giang nhanh đến chóng mặt bởi Bắc Giang là nơi tập trung nhiều công nhân trong các khu công nghiệp. Đã có rất nhiều đoàn bác sĩ ở Quảng Ninh, Hải Dương về hỗ trợ Bắc Giang kiểm soát dịch bệnh. 

Vi Thị Hương Giang, một người con của tâm dịch Lục Ngạn, Bắc Giang không ngại chia sẻ những khó khăn mà gia đình và người dân ở đây đang phải trải qua: “Quê tôi ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi đây đang là tâm dịch. Thu nhập của người dân tại huyện Lục Ngạn chủ yếu là từ cây vải thiều, người dân đang vô cùng lo lắng khi năm nay được xem là năng suất cao hơn so với mọi năm nhưng dịch bùng phát mạnh như hiện nay thì sẽ gặp khó khăn đối với cả người bán và người mua.

Vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, dịch bệnh ngày càng phức tạp như hiện nay sẽ khiến cho thương nhân Trung Quốc không thể sang Việt Nam thu mua vải hoặc khi thương nhân sang được Việt Nam rồi thì cũng cần thời gian cách ly. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đối với người dân huyện Lục Ngạn.

Hiện nay đã có sự hỗ trợ từ Nhà nước đối với các hộ gia đình bằng hình thức hỗ trợ mỗi lò sấy vải 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, đối với việc sấy vải chỉ phù hợp với những loại vải có vỏ dày như vải muộn hay vải thanh hà, còn những loại vải có vỏ mỏng như vải u hồng hay u trứng thì không sấy được, trong khi chỉ khoảng 20 ngày nữa là vải sớm sẽ được thu hoạch.

Người dân tại huyện Lục Ngạn chỉ trông chờ vào nguồn thu duy nhất là cây vải thiều, dịch bệnh ngày càng phức tạp như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Tôi về quê để bố mẹ yên tâm hơn và tôi có thể hỗ trợ bố mẹ công việc nhà, chứ ở quê trong tình hình dịch bệnh thế này cũng không ổn hơn ở Hà Nội đâu”…

 

Và họ làm gì trong mùa dịch?

“Tuy nhiên, thay vì việc ở nhà kêu than thì tôi dành thời gian để trau dồi kiến thức cho bản. Để vượt qua mùa dịch này chúng ta hãy  thực hiện tốt 5K của Bộ Y tế đề ra, tránh tụ tập đông người, khai báo y tế khi có tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh hay từ vùng dịch trở về. Hy vọng rằng mỗi người dân chúng ta hãy có ý thức tự giác để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh” - Nguyễn Mai Linh (sinh viên năm 1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ.

Nguyễn Thị Huệ (sinh viên năm 2, Đại học Thương mại) cũng cùng quan điểm: “Ngày trước đi học về tôi hay tụ tập với bạn bè, còn bây giờ dịch là khoảng thời gian để tích lũy kiến thức cho bản thân, là thời gian để chỉn chu các bài tiểu luận giúp đạt điểm cao. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm thêm công việc online làm tại nhà như viết content, dịch thuật để trau dồi kỹ năng và kiếm thêm thu nhập”.

Trải qua 3 đợt dịch, để vượt qua những khó khăn, các bạn sinh viên đã biết chủ động tìm giải pháp và thay đổi để thích nghi tốt nhất với tình hình hiện tại. Với sinh viên, để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống các bạn có thể tìm những công việc online như viết content, dịch thuật, thiết kế,… Yếu tố quan trọng nhất trong mùa dịch chính là giữ vững được tâm lý, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống, thực hiện nghiêm túc các quy định và khuyến cáo của Bộ Y tế. Hãy giữ một tâm thái lạc quan và cùng nhau chung tay đẩy lùi đại dịch.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều nước và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, tránh tụ tập đông người chính là bảo vệ bạn và cộng đồng trước nguy cơ lây lan của dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.