Tìm kiếm: tông vào gốc cây

Tư tưởng vượt thời gian của Trạng nguyên đất học

Tư tưởng vượt thời gian của Trạng nguyên đất học
(PLVN) - Đỗ Trạng nguyên ở tuổi 50, Vũ Tuấn Chiêu không chỉ để lại bài học về ý chí kiên trì, mà còn là tư tưởng tiến bộ về xây dựng đất nước hùng cường. Ông là vị Trạng nguyên thứ 13 của nước ta và là Trạng nguyên thứ 5 của triều Hậu Lê. Vũ Tuấn Chiêu nguyên quán làng Xuân Lôi, xã Cổ Da, huyện Tây Chân (nay thuộc xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), quê mẹ tại xã Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (nay thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội)...

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Cần xây dựng quy định cụ thể về bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây đa di sản trăm tuổi tại đền vua Lê bật gốc. (Ảnh: Tân Văn)
(PLVN) - Thời gian qua, có không ít cây di sản, cây di tích bị chết, gãy đổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước thực tế đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...

Bà hoàng tài sắc vẹn toàn hai lần buông rèm thay vua trị nước

Bức tượng Nguyên phi Ỷ Lan làm bằng đồng nguyên khối - bức tượng nữ giới lớn nhất Việt Nam tại khuôn viên khu di tích lịch sử văn hoá đền Nguyên phi Ỷ Lan. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Nguyên phi Ỷ Lan hay Hoàng Thái hậu Linh Nhân là bà Hoàng nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Tên tuổi và sự nghiệp của bà gắn liền với hai vị minh quân Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Xuất thân nghèo khó mà được ngồi ở ngôi tôn quý, bà không ngừng trau dồi kiến thức, trở thành người phụ nữ tự cường. Hai lần đất nước gặp nguy biến, bà thay chồng, thay con trị nước, giữ vững hậu phương để tiền tuyến an tâm chống giặc.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Thiêng liêng hai tiếng “đồng bào”

Chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai lật từng tảng đá tìm kiếm người mất tích ở xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai). (Ảnh: Hồng Sáng/ Báo Quân đội nhân dân)
(PLVN) - Sau bão là lũ quét, lũ ống kéo theo đất đá từ núi cao đổ xuống vùi lấp nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân. Trong mất mát, đau thương phủ trùm, lũ tràn cùng nước mắt tràn theo. Và trong cơn hoạn nạn, tình người càng trở nên ấm áp và đẹp đẽ. Nhiều bạn trẻ nói rằng, nếu có kiếp sau, vẫn muốn làm người Việt Nam…

Thác K50 - 'Trinh nguyên' giữa rừng già Kon Chư Răng

Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
(PLVN) - K50 chắc hẳn là một cái tên thác mà bất cứ ai mê xê dịch cũng mong được một lần chiêm ngắm. Quả thực, đứng dưới dòng suối mát lạnh dưới chân “nàng” mà ngước nhìn, mà trầm trồ, sửng sốt với hai từ: Tuyệt đẹp.

Gìn giữ làng nghề trăm năm bên Hồ Tây

Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Vân Nhi)
(PLVN) - Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây lưu giữ hệ thống di sản văn hóa phong phú, các làng cổ, làng nghề truyền thống từ nhiều đời nay. Hiện Tây Hồ đang gìn giữ làng nghề niên đại hàng trăm năm để phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.

Về làng Yên Thái xem nghề làm giấy cổ xưa

Đãi, lọc bột dó. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Làng Yên Thái từ thế kỷ 15 đã vang danh khắp chốn với nghề làm giấy dó truyền thống như một niềm tự hào của người dân Kẻ Bưởi. Trải qua nhiều công đoạn chế tác thủ công cầu kỳ, phức tạp, đôi tay tài hoa của người thợ Việt đã làm ra thành những tờ giấy nhẹ như bấc, mềm như lụa, óng như tơ, mảnh mai, tinh tế. Người xưa đã dùng giấy dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đặc biệt, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên giấy dó vùng Bưởi.

Đối tượng cướp xe cứu thương ở Cần Thơ rút đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Đối tượng cướp xe cứu thương ở Cần Thơ rút đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
(PLVN) - Sau khi bị TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tuyên phạt mức án 16 năm tù về các tội cướp tài sản, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ, Lâm Hoàng Nhu (37 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) là người thực hiện hành vi cướp xe cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngôi miếu được dựng từ thời Hùng Vương trên đỉnh Cấm Sơn

Hùng Vương miếu Tổ trên đỉnh núi Cấm nên còn gọi là miếu Cấm.
(PLVN) - Đó là Hùng Vương Tổ Miếu nằm trên đỉnh núi Cấm, thuộc địa phận làng An Thái, xã Phượng Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền, ngôi miếu này có lịch sử từ thời Hùng Vương, do chính vua Hùng dựng lên. Đến với di tích này, người dân, du khách không chỉ cầu may mắn, bình an mà còn tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc từ thuở Hùng Vương dựng nước.

Bảo đảm an toàn cho người cao tuổi khi tham gia giao thông

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pngtree.com)
(PLVN) - Theo Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA), Việt Nam đang là một trong các quốc gia có tốc độ dân số già hóa nhanh. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và tăng lên hơn 25% vào năm 2050. Dự đoán năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già. Việc bảo đảm an toàn cho người cao tuổi khi tham gia giao thông cũng là một vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Làng chài Tiền Phong vui Tết độc lập trong những ngôi nhà mới

Làng chài Tiền Phong vui Tết độc lập trong những ngôi nhà mới
(PLVN) - Tết độc lập năm nay 24 hộ dân ở xóm vạn chài Tiền Phong xã Quang Vĩnh huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đón cái Tết đầu tiên tại nơi ở mới. Nhiều thế hệ làng chài phải sống tạm bợ trên những con thuyền chông chênh trên sông nước nay được Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội quan tâm để “không ai bị bỏ lại phía sau” người dân làng chài được về ở trong những ngôi nhà mới với niềm vui mới.