Cần xây dựng quy định cụ thể để bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây di sản - cây si cổ thụ hơn 250 tuổi tại phủ Tây Hồ, Hà Nội. (Ảnh: Thùy Dương)
Cây di sản - cây si cổ thụ hơn 250 tuổi tại phủ Tây Hồ, Hà Nội. (Ảnh: Thùy Dương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cây cổ thụ, cây di sản Việt Nam không chỉ là di sản của mỗi làng quê, là báu vật quốc gia mà còn là những chứng nhân văn hóa được giữ gìn từ ngàn đời, làm nên bản sắc Việt Nam. Có được cây di sản đã khó, việc chăm sóc, bảo tồn còn gian nan bội phần.

Hơn 7.000 cây cổ thụ là cây di sản

Theo TS. Trần Văn Miều - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), cây di sản không đơn thuần là những cây cổ thụ mà còn là những nhân chứng lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc cần được tôn vinh và bảo vệ. Để được công nhận là cây di sản phải đáp ứng được các tiêu chí như: đối với cây mọc tự nhiên, cây sống trên 200 năm, cây to, hùng vĩ, có giá trị về đa dạng sinh học và môi trường, văn hóa, lịch sử; đối với cây trồng, cây sống trên 100 năm, cây to, hùng vĩ, có giá trị về đa dạng sinh học và môi trường, văn hóa, lịch sử; đối với các loại cây khác, phải gần đạt tiêu chí của cây tự nhiên và cây trồng, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa, mỹ quan.

Ở Việt Nam, mở đầu cho sự kiện “Cây di sản Việt Nam” vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 5/10/2010, 9 cây muỗm cổ thụ gần 1.000 tuổi ở đền Voi Phục (Hà Nội) đã được VACNE công nhận, vinh danh. Kể từ năm 2010 đến quý II năm 2023, VACNE đã công nhận hơn 7.000 cây cổ thụ là cây di sản Việt Nam, thuộc 120 loài, tại 56 tỉnh/thành trong cả nước.

Những cây nghìn tuổi gắn liền với ý nghĩa, lịch sử, văn hóa của đất nước như rặng ruối 18 cây ở thôn Cam Lâm, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trên dưới 1.000 năm, từng là nơi Vua Ngô Quyền làm chỗ buộc voi chiến, ngựa chiến sau các cuộc tập trận để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. Cây đa 1.000 tuổi ở đình Quán La, phường Xuân La, quận Tây Hồ (Hà Nội), trong một lần về thăm phường Xuân La tháng 11/1958, Bác Hồ đã đứng dưới bóng mát của cây cổ thụ này và căn dặn cán bộ, nhân dân địa phương phải bảo vệ, gìn giữ những cây bóng mát cho con cháu mai sau…

Ngoài ra có những cây đạt kỷ lục cây cao nhất Việt Nam được ghi nhận là cây samu dầu cao hơn 70m ở Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An); cây cao tuổi nhất 2.200 tuổi là hai cây táu, có từ thời An Dương Vương ở Việt Trì (Phú Thọ); cây đơn thân lớn nhất là cây tung ở Đắk Lắk có đường kính 6,5m; cây đa ở đền Thượng (Lào Cai) có chu vi là 45m; quần thể 79 cây bàng, bằng lăng, thị rừng, điệp vàng ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); quần thể 135 cây cổ thụ ở Tiểu khu 379 Mã Đà, huyện Đồng Phú (Bình Phước). Cây pơmu Tây Giang (Quảng Nam) 1.500 năm tuổi theo phương pháp đếm vòng sinh trưởng. Cây nằm ở độ cao nhất là cây đỗ quyên cành thô của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, 2.700m. Địa phương có số lượng cây di sản nhiều nhất là quần thể Pơ mu Tây Giang, Quảng Nam 725 cây.

Cần có quy chế bảo vệ “sức khỏe” cho cây di sản

Có được cây di sản đã khó, việc chăm sóc, bảo tồn chúng còn gian nan bội phần. Do tuổi thọ cao, các cây di sản dễ bị xâm hại bởi sâu bệnh và thiên tai. Có một số cây sau khi được công nhận, vinh danh đã suy giảm dần sức sống và bị chết.

Đơn cử như cây gạo gần 400 năm tuổi ở làng Cẩm Bào, xã Vạn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) được công nhận là cây di sản khiến người dân địa phương rất tự hào vì đây được coi là biểu tượng văn hóa làng. Tuy nhiên, khi được VACNE cấp bằng công nhận cây di sản vào cuối năm 2012, cây gạo bắt đầu có hiện tượng vàng lá, bong vỏ rồi chết dần. Người dân và chính quyền địa phương đã tìm nhiều cách cứu cây nhưng không thành. 9 cây muỗm cổ thụ ở đền Voi Phục (Hà Nội) là những cây đầu tiên mà VACNE nhận được đề nghị tôn vinh cây di sản. Tuy vậy, chỉ chưa đầy 4 năm sau khi được gắn biển, 9 cây muỗm cổ đền Voi Phục đã chết mất quá nửa...

Lại có những di tích được tôn tạo, tu sửa đã bê tông hóa các địa điểm công cộng gây ảnh hưởng “sức khỏe” nghiêm trọng cho cây di sản. Tại một số nơi, người dân đã lập quầy bán hàng vặt, quán giải khát ngay dưới gốc cây di sản. Có cây bị đóng đinh lớn vào thân để chăng dây điện các loại, treo loa phát thanh, buộc dây căng bạt làm quán bán hàng. Những chỗ đóng đinh, nét khắc trên thân cây di sản là những vết thương cơ giới tạo điều kiện cho một số vi sinh vật xâm nhập, gây bệnh cho cây. Điều này chứng tỏ, ở một số nơi, việc chăm sóc cây di sản chưa thực sự được quan tâm.

Theo VACNE, hiện nay, việc bảo vệ, chăm sóc cây di sản vẫn do các chủ cây, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư nơi có cây đảm nhận. Hiện chưa có quy chế cụ thể, thống nhất và sự phân cấp quản lý trong lĩnh vực bảo tồn, chăm sóc cây di sản. Tùy điều kiện thực tế, mỗi địa phương, đơn vị có cách bảo tồn, bảo vệ cây di sản riêng, mang tính tự phát, “mạnh ai nấy làm”. Trong khi đó, các cây di sản đều già cỗi, việc chăm sóc cần có kỹ thuật và kinh phí lớn nhưng nguồn lực của một số địa phương còn hạn chế. Do đó, việc tìm nguồn kinh phí bảo vệ, chăm sóc cây di sản gặp nhiều khó khăn.

Thiết nghĩ, từ thực tế trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.