Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Thật vậy. Mùa đông, đi dọc bờ sông Hồng ta thấy con sông rất bình yên, đẹp cuốn hút với vẻ thanh bình của làng quê Bắc Bộ, nó có chất hoang sơ và tâm linh của những cánh đồng trải dài. Dọc bờ sông nhiều ngôi đình, chùa, miếu… được mọc lên để mong ước nguyện cầu của người dân “mưa thuận, gió hoà”.

Những cơn lũ hung dữ bắt đầu từ tháng 6 âm lịch khi nước sông dần dâng lên và kết thúc vào tháng 10. Trong thời gian đó, mực nước sông Hồng biến đổi đột ngột do thời tiết. Nhiều nghiên cứu của người Pháp cho biết vào năm 1932, sông Hồng có tới 11 cơn lũ. Sự nguy hiểm đến tính mạng, của cải, mùa vụ, nên người miền Bắc đã tạo dựng nên con đê sông Hồng. Công việc đắp đê, chống lũ cũng trải qua nhiều biến động của lịch sử dựng nước.

Những ký ức vỡ đê kinh hoàng

Kinh thành Thăng Long đã từng bị lũ lớn vào năm 1078, năm 1228 và đến năm 1270, Thăng Long chìm trong nước phải di chuyển bằng thuyền. Năm 1915, một trận lũ đã làm vỡ đê Liên Mạc khiến cả vùng Cổ Nhuế ngập mấy tháng trời.

Trong cuốn “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ - Nghiên cứu địa lý nhân văn” của nhà địa lý học, nhiệt đới học người Pháp Pierre Gourou cho biết, từ 1806 đến 1900 ở tỉnh Hưng Yên đã xảy ra 26 vụ vỡ đê phá hoại vụ mùa tháng 10 (vùng này cứ 4 vụ tháng 10 thì có một vụ bị mất vì lụt). Từ năm 1900 trở đi có thể đếm rất nhiều mốc thời gian vỡ đê, như các năm 1902, 1903, 1904, 1905, 1909, 1911, 1913, 1915, 1917, 1918, 1923, 1924.

Vụ lụt nghiêm trọng năm 1915 là khủng khiếp hơn cả. Đã xảy ra 48 vụ vỡ đê và ước tính một nữa lưu lượng nước con sông đổ vào vùng đất bằng này. Lụt lan rộng tới 365.000ha, tức là một phần tư châu thổ, nó gây ra những thiệt hại ở các vùng Việt Trì, Sơn Tây, Phúc Yên, Bắc Ninh (Nam và Bắc sông Đuống) Hưng Yên, phía nam sông Nam Định và ở các vùng trũng ở Chương Mỹ và Mỹ Đức (Hà Đông, nay là TP Hà Nội)...

Đê Liên Mạc bị vỡ đổ ra một khối lượng nước hết sức lớn ước tính 6.400m3/giây; tổng nước ùa vào vùng này ước tính là 40 tỷ mét khối; 103.000ha trên tổng số 107.000ha bị ngập nước ở phía Nam, với độ cao lên đến 6m. Làng quê ngập trên dưới 2m, thiệt hại rất nặng nề.

“Khi nước rút vùng đất nằm giữa Liên Mạc và đường Sơn Tây có quang cảnh như những cồn đất hoang mạc, ngoài các làng bị tàn phá gần nửa, không còn gì là thấy thành quả lao động qua bao thế kỷ của con người; đường sá, suối rãnh, đất trũng, mọi thứ đều bị san bằng và trên các dải đất mênh mông hoang tàn này, không có lấy một ngọn cỏ, một gốc cây, một nấm mồ, không có lấy một dấu hiệu sự sống” (trích “Lũ sông Hồng và các vụ lụt ở Bắc Kỳ năm 1915” của tác giả Peytavin).

Lũ năm 1926 cũng rất tai hại khi nhiều con đê bị ngập và bị phá hủy. Các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình bị ngập nặng. Pierre Pasquier, Toàn quyền Đông Dương từ năm 1928 đến 1934, đã viết trong cuốn sách “An Nam thời xưa” rằng: “Trong tâm khảm của người An Nam luôn có những ký ức về các trận lũ lụt kinh hoàng tàn phá. Vào năm 1905, An Nam đã phải chịu những cơn lũ cực kỳ dữ dội. Người dân địa phương ở một số vùng miền được ngưỡng mộ vì lòng can đảm. Ngày và đêm, chân trần, họ đã chiến đấu chống lại nước trên những cánh đồng, tại nhà, trong chùa của họ”.

Với Pierre Pasquier, người An Nam là dân tộc Hà Lan ở Viễn Đông. Những kênh đào, đê điều sẽ luôn là minh chứng cho đức tính cần cù tuyệt vời của người An Nam. Tư duy tỉ mỉ và sự kiên cường của người An Nam thể hiện ở việc tính toán đồng thời nhu cầu bảo vệ đất chống ngập lụt và cách thoát nước, tiện ích hóa để cho phép tất cả các vùng đất đều cho hai vụ mùa; tạo sự cân bằng khéo léo giữa chuyển động kép của dòng nước và thủy triều bằng hệ thống cống; làm cách nào đó đẩy lùi thủy triều và kết hợp giữa vùng thủy triều để cân bằng và hợp nhất thủy chế cũng như những dòng chảy khác nhau,...

Lịch sử đắp đê trị thủy

Đê ở vùng châu thổ sông Hồng tạo nên một nét cảnh quan hùng vĩ nếu ta nhìn từ trên cao. Nó như thành luỹ nổi lên trên nền đất phù sa. Thành luỹ đó là sức vóc của con người để ngăn ngừa sự giận dữ của cơn lũ. Theo cuốn sách “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ 20” của Lê Thành Khôi cho biết, từ thời xa xưa, con người đã lao vào cuộc chiến chống lại lụt lội.

Công cuộc thủy lợi của dân ta là một cuộc tranh đấu kiên nhẫn và không ngừng với tự nhiên để giành lấy phần đất cày cấy càng ngày càng rộng. Vấn đề thủy lợi có quan hệ mật thiết với sinh mệnh của dân tộc, cho nên không những Nhân dân lo liệu mà Chính phủ cũng ra sức chống “giặc lũ”.

Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn sách “Việt Nam văn hoá sử cương” đã viết: “Bằng theo sử sách chép lại thì ta biết đê ở Bắc Việt có từ xưa lắm. Vào năm 1108, lịch sử ghi nhận một con đê ở phường Cơ Xá được đắp để bảo vệ Thăng Long. Vua Gia Long mới lên ngôi đã lo cuộc trị hà, truyền cho các trấn phải giữ gìn đê điều, chỗ nào không có thì đắp thêm, chỗ nào hư hỏng thì phải sửa lại. Những đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức có đến năm bảy lần hội nghị về việc đê, khi thì hỏi địa phương quan, khi thì hỏi đình thần. Nhưng sở kiến bất đồng, sau lại phải treo bảng ra các nơi để trưng cầu chứng kiến.

Cũng có sách sử ghi lại rằng việc đắp đê đã có từ thời nhà Trần. “Vua Trần Thái Tông cử một chánh sứ và một phó sứ trông coi các công trình đắp đê. Tháng 5/1255, vua cử xuống mỗi tỉnh một viên võ quan để giữ chức vụ hà đê chánh sứ của tỉnh. Hằng năm, vào cuối kỳ công việc đồng áng, quân đội được sử dụng vào việc đắp đê, đào mương để không còn phải lo lụt lội, hạn hán nữa. Tóm lại, các tài liệu chúng tôi có trong tay hình như cho thấy rõ ràng rằng chỉ đến giữa thế kỷ XIII châu thổ Bắc Kỳ mới có công việc đắp đê hợp lý và phổ biến” (Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ - Nghiên cứu địa lý nhân văn).

Nước sông Hồng dâng cao (Ảnh: Đức Tâm)

Nước sông Hồng dâng cao (Ảnh: Đức Tâm)

Bộ luật của nhà Lê đã có quy định rất chặt chẽ về việc đắp đê, tu bổ đê điều, giám sát, trông coi… Việc đắp đê, tu bổ theo quy định sẽ được tiến hành vào 10 tháng Giêng và trong 2 tháng phải hoàn thành vào ngày 10 tháng 3. Các quan lộ phải thường xuyên theo dõi công trình và các quan hà đê thường xuyên có mặt để đốc thúc, đẩy nhanh tiến độ. Khi công trình không đúng tiến độ, các quan lộ bị phạt tiền, quan hà đê bị giáng cấp. Binh lính, dân chúng và thuộc lại không đến lao động khi được gọi, làm việc không khẩn trương, khiến công trình vượt qua thời gian cho phép sẽ bị phạt giáng cấp và lưu đày.

Việc xử phạt quan lại giám sát đê điều cũng rất nghiêm ngặt. Khi đê không vững chắc và các quan lo việc giám sát không đến tận nơi để chỉ đạo công việc bảo vệ, nếu nước sông phá vỡ đê, gây thiệt hại cho dân chúng và mùa màng thì các quan lộ và các quan hà đê sẽ bị giáng hai bậc và cách chức. Tội của những người có đến tận nơi để tiến hành các công việc hộ đê cần thiết sẽ được giảm đi một mức. Nếu đê còn vững mà bất ngờ vỡ, tội sẽ giảm đi một mức nữa. Những người có đến tận nơi nguy cấp khi lũ lên, rồi đê vẫn vững nhưng không tài nào chống lại được thì sẽ không bắt tội.

Đê điều tới năm 1885 bao phủ vùng châu thổ sông Hồng rất dày đặc, nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, học giả Pierre Gourou có quan sát tinh tế và cho đến bây giờ vẫn còn hiện trạng này: “Đê không đủ cao: ở Hà Nội, chúng chỉ có khả năng ngăn chặn cơn lũ 9m, trong khi lũ có thể đạt tới 11,93m và có thể lên tới 13m. Những con đê được vạch ra một cách không đều và hình thành những chỗ nhô ra, lõm vào khiến cho những con lũ không thoát chảy được một cách đều đặn, ở một số nơi dòng sông bị thu hẹp lại quá đáng làm cho mức nước dâng lên. Đê thường đắp không tốt: sườn đê quá dựng đứng, đất dùng để đắp đê không đủ ngăn thẩm thấu. Sau hết người Việt Nam không có kiến thức lý luận và phương pháp thực hành cho phép họ làm chủ được dòng sông”.

Đắp đê là công trình của người nông dân. Họ cần con đê để ngăn chặn lũ lụt, nắn dòng chảy, bảo vệ mùa màng, nhà cửa, tính mạng… Nhưng con đê cũng là nỗi âu lo của người dân vùng châu thổ. Nếu công trình không đủ vững chãi thì sẽ thành thảm hoạ thiên tai và lúc đó hậu quả rất nặng nề. Chống lại con “quái vật sông Hồng ngủ yên trong mùa đông và xuân, bắt đầu trỗi dậy vào mùa hè và thu là một sự chịu đựng lớn lao, gian truân, mất mát… của người dân miền Bắc.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.