Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang xuống chậm

Đường Hồng Hà, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội vào sáng nay (12/9). Ảnh: Đức Hiệp
Đường Hồng Hà, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội vào sáng nay (12/9). Ảnh: Đức Hiệp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ rạng sáng nay (12/9), mực nước trên sông Hồng đã bắt đầu rút chậm với tốc độ khoảng 2-4cm/giờ. Mực nước trên các sông khác cũng đang có chuyển biến tích cực.

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia vừa công bố thông tin mực nước thực đo trên các sông với nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là sông Hồng qua địa phận TP Hà Nội.

Theo đó, số liệu thực đo vào lúc 10h ngày 12/9, mực nước trên sông Hồng ở Hà Nội là 11,16m dưới báo động 3 là 34cm. Đến 11h, mực nước trên sông Hồng ở Hà Nội là 11,12m dưới báo động 3 là 38 cm. Như vậy, trong vòng 1 giờ đồng hồ, mực nước trên sông đã giảm 4cm.

Trước đó, trong thời gian từ đêm 11/9 đến nay, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia liên tục cập nhập mực nước thực đo trên sông Hồng và các sông ở khu vực miền Bắc với tần suất 1 giờ/bản tin. Kết quả cho thấy, nước sông Hồng tại Hà Nội từ đêm qua đến nay đang chuyển biến tích cực theo hướng xuống chậm.

Theo bản tin cảnh báo lũ trên sông phát lúc 9h sáng nay của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức BĐ1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang xuống dưới mức BĐ2 và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ2. Lũ trên sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức BĐ3. Lũ trên sông Thương tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức BĐ3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ3. Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long đang lên chậm trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên BĐ2.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.