Năm 2025: Biển Đông có thể đón 11-13 cơn bão, khả năng có bão mạnh trên cấp 12

Dự báo năm 2025 biển Đông có thể đón 11-13 cơn bão.
Dự báo năm 2025 biển Đông có thể đón 11-13 cơn bão.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự báo năm 2025 Biển Đông có thể đón 11-13 cơn bão, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nguy cơ xuất hiện bão mạnh cấp 12 trở lên vẫn cao.

Sáng 24/3, tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra những nhận định đáng chú ý về tình hình khí hậu và thời tiết trong năm.

Theo ông Khiêm, năm 2025 có thể thuộc nhóm những năm nóng nhất từng ghi nhận, với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn khoảng 1,29 - 1,53 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ở Việt Nam, nhiệt độ vẫn duy trì ở mức cao, khả năng phá kỷ lục năm 2024 không lớn. Hiện tượng ENSO đang trong giai đoạn La Nina suy yếu và có thể chuyển sang trạng thái trung tính vào giữa năm nay, làm gia tăng nguy cơ mưa lớn cục bộ, ngập úng đô thị, lũ quét và sạt lở đất.

Dự báo Biển Đông có khả năng đón 11-13 cơn bão, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, với nguy cơ xuất hiện bão mạnh cấp 12 trở lên vẫn ở mức cao.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia phát biểu tại buổi lễ.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia phát biểu tại buổi lễ.

Ông Khiêm nhấn mạnh, những dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đang trở thành hiện thực khi trái đất nóng lên với tốc độ đáng báo động. 10 năm qua đều ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trong lịch sử quan trắc, nhiệt độ đại dương cũng liên tục lập đỉnh, kéo theo hàng loạt hiện tượng thiên tai cực đoan như nắng nóng gay gắt, lũ lụt, bão mạnh và siêu bão.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), từ năm 1970 đến 2021, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra gần 12.000 thảm họa, khiến 2 triệu người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế lên đến 4,3 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, vẫn còn gần một nửa số quốc gia trên thế giới chưa có hệ thống cảnh báo sớm đầy đủ, khiến hàng triệu người phải đối mặt với rủi ro thiên tai mà không có thông tin kịp thời để ứng phó. Đây cũng là lý do chính của chiến lược "Cảnh báo sớm cho tất cả" cũng như thông điệp của Ngày Khí tượng Thế giới năm 2025 - "Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện".

Quang cảnh buổi lễ phát động diễn ra vào sáng nay - 24/3.
Quang cảnh buổi lễ phát động diễn ra vào sáng nay - 24/3.

Tại Việt Nam, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, hệ thống cảnh báo sớm của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia gồm hơn 217 trạm khí tượng bề mặt, gần 2.000 trạm đo mưa tự động, 426 trạm thủy văn, 27 trạm khí tượng hải văn, cùng 10 trạm radar thời tiết hiện đại. Hệ thống này giúp theo dõi, giám sát, dự báo và cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến như hệ thống siêu máy tính Cray XC40 để tăng cường năng lực dự báo, đồng thời triển khai công nghệ đồng hóa số liệu từ vệ tinh, radar và quan trắc bề mặt, giúp cải thiện độ chính xác trong dự báo mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Hệ thống cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đã được chi tiết đến cấp huyện, hỗ trợ chính quyền và người dân chủ động ứng phó…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2025, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo điều kiện thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.

Quảng Nam: Yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xả thải gây ô nhiễm đầu nguồn sông

Nước sông Quế Phương đổi màu vàng đục ngầu do nạn khai thác vàng trái phép.
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm tại đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên, nơi đang là “điểm nóng” về môi trường. Công an tỉnh được chỉ đạo vào cuộc, điều tra và truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo đảm tính răn đe và lập lại trật tự khai thác khoáng sản trong khu vực.

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư
(PLVN) - Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương tại tỉnh Ninh Bình”.

Cấp bách xử lý ô nhiễm lưu vực sông

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các lưu vực sông gây nhức nhối nhiều năm. (Nguồn: CTT quan trắc môi trường)
(PLVN) - Nhiều năm qua, Việt Nam đứng trước áp lực lớn về suy thoái môi trường, trong đó ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông là vấn đề nghiêm trọng và dai dẳng nhất. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ký ban hành kế hoạch cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông.