Quy định về tuổi nghỉ hưu và chính sách tinh giản biên chế

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Chính sách về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế (TGBC) từ năm 2021 được quy định bởi Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, để biết được tuổi nghỉ hưu thấp nhất gắn với tháng, năm sinh tương ứng thì cần phải xem thêm Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Thi hành Bộ luật Lao động năm 2019, vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu và chính sách TGBC để phù hợp với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu. 

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường cứ mỗi năm tăng 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Lộ trình cụ thể tương ứng với tháng, năm sinh được áp dụng theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ (Phụ lục I và Phụ lục II), trong đó tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong điều kiện lao động bình thường do TGBC nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019.  

Ví dụ: Giáo viên nữ sinh tháng 4/1975 thuộc trường hợp TGBC, nếu trong điều kiện lao động bình thường, có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì tuổi nghỉ hưu thấp nhất vào tháng 9/2027 (52 tuổi 4 tháng); nếu giáo viên này làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì tuổi nghỉ hưu thấp nhất vào tháng 9/2022 (47 tuổi 4 tháng). Cả 02 trường hợp này ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đều không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi,… 

Cán bộ, công chức, viên chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị TGBC hoặc tự nguyện xin TGBC: 

- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

- Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét TGBC nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét TGBC có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện TGBC được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. Thời gian nghỉ do ốm đau được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau.

Ngoài các trường hợp trên, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng TGBC do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, theo vị trí việc làm,…vẫn thực hiện theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.  

Các chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi do TGBC được kéo dài đến hết ngày 31/12/2030.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.