Quảng Ninh: “Cú hích” phát triển dịch vụ công

Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả dự kiến được đầu tư theo mô hình PPP
Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả dự kiến được đầu tư theo mô hình PPP
(PLO) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa nhận được Tờ trình của Cty CP Đầu tư phát triển Công nghiệp TTP xin  đầu tư 650 tỷ đồng theo hình thức hợp tác công tư (PPP) vào Dự án Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả.
Với dự định nâng cấp thành bệnh viện (BV) hiện đại, với quy mô 500 giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một cao của người dân vùng mỏ, đây là hạ tầng dịch vụ công thứ 3 trên địa bàn Quảng Ninh thu hút được nguồn lực thông qua hình thức  PPP, đưa nguồn vốn đầu tư theo hình thức này trên địa bàn tỉnh trong hai năm qua lên tới con số 1.510 tỷ đồng.
Điểm sáng gọi vốn
Theo Đề án của Cty TTP, sau khi được UBND tỉnh Quảng Ninh chuyển giao nguyên trạng toàn bộ hạ tầng, cơ sở vật chất, nhân lực BV Đa khoa Cẩm Phả, doanh nghiệp (DN) sẽ đầu tư 650 tỷ đồng vào cơ sở khám chữa bệnh này để đưa BV Đa khoa Cẩm Phả trở thành BV hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế, các đối tượng chính sách xã hội cũng như cung cấp dịch vụ y tế công, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại BV Đa khoa Cẩm Phả. 
 Quá trình đầu tư, nâng cấp BV Đa khoa Cẩm Phả được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, nhà đầu tư sẽ xây dựng tòa nhà điều trị 18 tầng, trong đó từ tầng 1 đến tầng 9 sẽ phục vụ khám nội trú, từ tầng 10 đến tầng 18 sẽ khám ngoại trú và một số nhà chức năng khác với đầy đủ các công năng, quy trình khám và điều trị khép kín, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của một BV hiện đại với quy mô 350 giường bệnh theo hướng hiện đại. 
Giai đoạn 2, nhà đầu tư nâng cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất, hoàn thiện dây chuyền công năng của toàn BV, đầu tư nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị cho tất cả các khoa phòng; thu hút, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao để nâng quy mô BV lên 500 giường bệnh.
Trước đó năm 2014, Quảng Ninh cũng đã kêu gọi được Cty CP Tập đoàn Đầu tư Quảng Ninh đầu tư gần 500 tỷ đồng vào xây dựng tòa nhà 25 tầng, diện tích sàn hơn 31.000m2, tòa nhà Liên cơ quan số 3, dự kiến là nơi làm việc của 16 cơ quan thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn phường Hồng Hà, TP.Hạ Long. 
Một doanh nghiệp khác - Cty CP Tập đoàn Hoàng Hà cũng đã chi trên 360 tỷ đồng  xây dựng công trình trụ sở Liên cơ quan số 4 với tổng diện tích 7.500m2, diện tích quy hoạch xây dựng kinh doanh dịch vụ là 1.780m2, đảm bảo diện tích làm việc cho 10 cơ quan của các Ban xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh Quảng Ninh. Cả hai công trình được đầu tư theo hình thức PPP này đều có thời gian thực hiện trong 24 tháng, dự kiến năm 2016 sẽ được đưa vào sử dụng.
Mới đây, tỉnh Quảng Ninh bàn giao Sân vận động (SVĐ) Trung tâm TP.Cẩm Phả cho Cty CP Khai thác khoáng sản vàng Hà Giang đầu tư theo mô hình PPP để DN này quản lý, khai thác SVĐ Trung tâm TP.Cẩm Phả. Cty CP Khai thác khoáng sản Hà Giang đã đầu tư, nâng cấp nhiều hạng mục như dựng 4 cột đèn chiếu sáng, làm mới ghế ngồi cho khán giả, phòng tiếp khách...
Theo ông Lê Quang Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, mô hình PPP tại BV Đa khoa Cẩm Phả không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân, du khách và người nước ngoài đến Quảng Ninh làm việc mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao khi Nhà nước không phải bỏ ra trên 600 tỷ đồng đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho BV…
“Chìa khóa” của nhiều dự án 
Theo Nghị định 15/2015 về đầu tư theo hình PPP có hiệu lực từ  10/4/2015, đây là  hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Mô hình đầu tư PPP đã được các quốc gia như Anh, Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hàn Quốc thực hiện phổ biến từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, để xây dựng những cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2009, Việt Nam đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la. Ngoài hình thức đầu tư PPP, các mô hình đầu tư BOT, BT, BTO là những hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm. 
Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, từ tháng 6/2014 Thủ tướng đã cho phép Quảng Ninh được triển khai thí điểm các mô hình PPP. Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư và quản lý theo hình thức PPP do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Trên cơ sở thí điểm mô hình PPP của Quảng Ninh, các bộ, ngành đã có đánh giá hiệu quả của mô hình này trước khi cho nhân rộng. 
Nghị định 115/2015 có hiệu lực, Quảng Ninh tiếp tục mở rộng, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án theo hình thức PPP, coi đây là hướng đi trọng tâm trong thu hút đầu tư thời gian tới. Đến nay, Quảng Ninh đã ban hành danh mục 64 công trình áp dụng thí điểm triển khai các mô hình PPP, giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện cho 14 huyện, thị xã, thành phố và 12 sở, ban, ngành thuộc tỉnh thực hiện. 
Theo ông Nguyễn Đức Long, đầu tư theo mô hình PPP không chỉ tăng nguồn lực đầu tư cho nhiều dự án quan trọng mà còn là cơ sở để Quảng Ninh mạnh dạn áp dụng thí điểm mô hình “Lãnh đạo công - Quản trị tư”, “Đầu tư công - Quản lý tư” và “ Đầu tư tư - Sử dụng công”. 

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.