Thực trạng mắc mới HIV hiện nay
Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.779 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 2.984, số bệnh nhân tử vong 1.428 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (chiếm 39,4%) và tuổi 30-39 (chiếm 34,3%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (chiếm tới 65%), qua đường máu (17%), mẹ sang con (2%), còn lại không có thông tin về đường lây truyền.
Nhiễm virus HIV nếu không điều trị kịp thời là nguyên nhân chuyển sang giai đoạn AIDS. |
Số liệu phát hiện nhiễm mới nhìn chung không có nhiều thay đổi nhưng tình trạng nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở nam giới (chiếm 75%) và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy đang có xu hướng giảm, thay vào đó tỷ lệ này gia tăng ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và có khả năng sẽ trở thành nhóm chính trong lây nhiễm HIV.
Ngoài ra, các nhóm có nguy cơ thấp như nhóm vợ, chồng, bạn tình người nhiễm HIV vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm lây truyền HIV do khó tiếp cận với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm và can thiệp dự phòng.
WHO khuyến cáo dùng thuốc PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Trong thế kỷ 20, HIV là một căn bệnh thực sự nguy hiểm. Trong vòng 25 năm kể từ năm 1981, ít nhất 25 triệu người đã thiệt mạng vì căn bệnh này, cùng hàng chục triệu nạn nhân khác sống trong khổ sở. HIV cũng chưa có thuốc chữa, mà chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển virus. Đó là lý do vì sao người ta gọi nó là “bản án tử”.
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì khác. HIV vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng "không còn là một bản án tử nữa" khi y học hiện đại đã tìm ra thuốc kháng virus HIV - ARV (Antiretroviral drug), có chức năng làm ức chế sự nhân lên của virus, duy trì nồng độ virus trong máu ở mức thấp nhất có thể. Bản chất của HIV là làm suy yếu hệ miễn dịch nên khi chúng ở nồng độ thấp, hệ miễn dịch vì thế không bị ảnh hưởng.
Thuốc PrEP được WHO khuyến cáo điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. |
Bên cạnh đó với những người có nguy cơ lây nhiễm cao HIV, từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Dùng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) theo phác đồ điều trị của bác sĩ có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục đến hơn 90% và qua đường tiêm chích ma túy đến hơn 70%.
Đặc biệt, phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu… nhưng tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau 1 - 2 tuần.
Với nhóm người chuyển giới khi sử dụng PrEP không gây ảnh hưởng tới việc sử dụng hormone.
Những ai nên điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Theo khuyến cáo của WHO, những người có xét nghiệm HIV âm tính và trong vòng 6 tháng qua có ít nhất một yếu tố dưới đây thì nên thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV:
Quan hệ đồng giới là nguyên nhân gia tăng trường hợp nhiễm HIV hiện nay. Ảnh minh họa |
- Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;
- Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV (người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới…);
- Có một trong các yếu tố sau:
• Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su với hơn một bạn tình;
• Đã mắc hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục;
• Đã sử dụng PrEP;
• Có sử dụng ma túy đá trong khi quan hệ tình dục;
• Có nhu cầu sử dụng PrEP;
• Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích.
MEDEM - Điểm điều trị dự phòng miễn phí cho người có nguy cơ lây nhiễm HIV
Với mong muốn thấu hiểu, chia sẻ lo lắng với người có nguy cơ lây nhiễm cao HIV, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã thành lập Phòng khám MEDEM hỗ trợ quá trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Đây là hoạt động nhân văn vì sức khỏe cộng đồng.
Phòng khám MEDEM - nơi thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ trường hợp phơi nhiễm HIV. |
Khi đến với Phòng khám MEDEM, khách hàng được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm được cấp phép tư vấn HIV như TS.BS Trần Văn Giang; BSCKI Nguyễn Minh Thắng; BSCKI Vũ Thanh Tuấn; BS Ngô Văn Vinh...
Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Phòng khám MEDEM có đầy đủ thuốc, trang thiết bị hỗ trợ quá trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Theo đó, tham gia khám và điều trị PrEP tại MEDLATEC, khách hàng được:
- Miễn phí cấp thuốc điều trị miễn phí;
- Miễn phí khám và tư vấn (5 lần/năm);
- Miễn phí xét nghệm:
• Xét nghiệm HIV(HIV Ab test nhanh) (5 lần/năm);
• Xét nghiệm Creatinin máu (2 lần/năm);
• Xét nghiệm HBsAg (1 lần/năm);
• Xét nghiệm Viêm gan C (HCV Ab test nhanh) (1 lần/năm);
• Xét nghiệm giang mai (4 lần/năm).
Ngoài ra, Phòng khám liên kết với nhiều bệnh viện tuyến Trung ương dễ dàng chuyển tuyến và điều trị trong trường hợp cần giải quyết vấn đề bệnh sâu hơn.
Trường hợp khách hàng đang theo dõi điều trị HIV, nếu bận rộn và khó sắp xếp thời gian kiểm tra, Bệnh viện cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để đảm bảo tái kiểm tra đúng lịch khi không đến được phòng khám.
Để phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám của khách hàng, Phòng khám MEDEM làm việc tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 7h30-12h và chiều từ 13h30-17h00 tại Phòng 315 (tầng 3, số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC).
* Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.