Phụ huynh ức chế, giáo viên vất vả khi con trẻ học online

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều phụ huynh than phiền việc con học online nhiều lần bị out khỏi lớp học, học như chơi; trong khi giáo viên đau đầu tìm cách giảng dạy cho phù hợp.

Phụ huynh ức chế

Xuất hiện ca dương tính với Sars-Cov-2, Hà Nội cho học sinh tạm dừng tới trường, chuyển sang học online. Chị Nguyễn Thị Phương (35 tuổi, quận Cầu Giấy) dùng điện thoại của mình cho con học trực tuyến. Nhưng bé trai mới học được nửa tiếng thì người mẹ có cuộc gọi đến. Con bị out ra khỏi lớp.

Chị nhắn tin liên tục xin cô cho con vào lớp nhưng không được. Suốt cả tiết học đó, con chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại để đợi cô cho vào lớp mà không được chấp nhận. Con cáu ầm ĩ, mẹ cảm thấy sốt ruột, ức chế. 

Cuối giờ học, chị nhận được tin nhắn trên lớp: Con là một trong những học sinh không tương tác trên lớp và sẽ bị nhận xét, đánh giá vào kết quả cuối năm học. Không chỉ 1 môn mà nhiều môn khác con chị Phương cũng liên tục bị out ra khỏi lớp khiến con cảm thấy nản và cáu kỉnh.

Anh Nguyễn Văn Hùng (45 tuổi, quận Hoàng Mai) có con gái năm nay học lớp 3 cho biết từ khi trường chuyển sang học online cũng vất vả hơn. Anh chia sẻ: “Thời gian học chủ yếu của cháu từ 8h30 đến 10h30, lúc đó bố mẹ cũng đi làm nên bé không có thiết bị học tập. Đến khi khắc phục được máy tính cho cháu thì bé lại không nhớ thao tác để vào lớp học, phải gọi điện liên tục cho cô”.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh không được nghỉ nên nhờ ông bà trông cháu giúp. Bà Nguyễn Thị Thu (70 tuổi, quận Đống Đa) trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát trở lại kiêm luôn việc ở nhà trông 2 cháu học để vợ chồng con trai đi làm. 

"Tôi chủ yếu chỉ trông cháu thôi chứ việc nó học trên máy tính thì có biết gì đâu. Thi thoảng vào kiểm tra thì thấy anh, em nó cãi nhau chí choé, cô giáo thì vẫn giảng bài. Chưa kể có hôm vào thấy cả lớp đã out mà thấy cháu vẫn còn ngáy khò khò không biết ngủ từ bao giờ”, bà Thu than thở.

Giáo viên vất vả khi dạy online

Cô Nguyễn Thị Hoà (42 tuổi, huyện Đông Anh) cho biết với học sinh tiểu học việc dạy online gặp khó khăn trong truyền tải kĩ năng, kiến thức cho các con vì các con phải luyện viết, tập đọc. “Khi học trực tuyến, khả năng tương tác giữa học sinh và giáo viên bị hạn chế, chưa kể đến nhiều khi mạng internet chập chờn. Việc nhận xét, đánh giá đọc – viết để chỉnh sửa lỗi học sinh bị ảnh hưởng nhiều”, cô Hoà nói.

Hơn nữa, theo cô Hoà, việc dạy online đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị giáo án, bài giảng chu đáo còn cần chuẩn bị kỹ năng mềm khác như sử dụng máy tính, khắc phục lỗi trong quá trình giảng dạy. Cô Hoà nói thêm: “Sau quá trình giảng dạy online, giáo viên còn mất rất nhiều thời gian đốc thúc phụ huynh gửi nội dung bài học để cô chỉnh sửa, nhận xét. Hơn nữa, thời gian này học sinh chuẩn bị thi nên chương trình học cũng thay đổi”.

Còn theo lời một giáo viên, với học sinh cấp 2 hoặc cấp 3 thì lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh là rất lớn. Các kĩ năng về công nghệ thông tin cũng như phần bổ trợ của các phần mềm dạy học online không đáp ứng được hết để giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.