Phố thành sông: Sao cứ mãi đổ lỗi cho… ông trời

Đường phố TP.HCM ngập nước sau một cơn mưa
Đường phố TP.HCM ngập nước sau một cơn mưa
(PLO) - Chỉ một cơn “rùng mình hắt hơi” của thiên, hàng loạt đô thị lớn nhất của Việt Nam chìm trong biển nước. Thành phố Bình Dương, nơi tự hào có tòa nhà hành chính cao nhất, trị giá hàng ngàn tỉ đã ngập. sâu nhất có nơi đạt kỷ lục gần một mét. Thành phố Biên Hòa cũng tương tự. Lý giải chuyện ngập, người ta cứ thản nhiên đổ lỗi tại mưa to.
Ngập từ đồng bằng đến vùng cao  
Đáng chú ý là hai thành phố này vốn nằm ở khu vực miền Đông Nam bộ, mặt đất khá cao so với  mặt biển, nên không thể đổ lỗi cho triều cường hay nước biển dâng cao. 
Hà Nội, TP.HCM vốn đã quá quen thuộc với cảnh “phố bỗng thành sông” lần này người dân lại phải oằn mình gánh chịu trận ngập sâu hơn, rộng hơn. Đã nhiều lần báo động, trận ngập lần này lại một lần nữa cảnh báo về trách nhiệm quy hoạch, thiết kế và quản lý đô thị đang non yếu và thiếu trách nhiệm.
Đồng hành với kẹt xe, ô nhiễm, tình trạng ngập nước sau mưa đang là vấn nạn ngày càng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt người dân, làm xấu thêm môi trường tự nhiên, môi trường đô thị vốn dĩ đã không tốt. 
Kênh Nhiêu Lộc, công trình xuyên qua hai thiên niên kỷ, là niềm tự hào của Sài Gòn về cải tạo cảnh quan môi trường sống, đã không còn bình yên sau mưa. 
Đàn cá được chính quyền, người dân cùng thả để bảo vệ môi trường, để phóng sinh tạo đức, đã không chịu nổi sự ngột ngạt cùa nguồn nước ô nhiễm, phải nổi lên từng đàn lóp ngóp hít thở khí trời và trở thành mồi ngon cho người khai thác, săn bắt. 
Việc đi lại của người dân bị đình trệ khó khăn kéo dài. Chỉ riêng tuyến đường Quốc lộ 13, Xô Viết Nghệ Tĩnh, hàng chục ngàn chiếc xe các loại ùn tắc. Đường Kinh Dương Dương, cửa ngõ duy nhất về Miền Tây cũng bị ngập đến mức xe bus xe tải chết máy nằm la liệt.
Khó có thể đánh giá, thống kê hết được hậu quả xấu của tình trạng ngập nước trong đô thị. Không chỉ ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân, tác hại cho nền kinh tế, rõ ràng nhất nó là hình ảnh trực quan đập vào mắt của mọi người, nó như vết đen tô lên bộ mặt mỹ quan đô thị. 
Đô thị càng có nhiều cao ốc, càng có nhiều tượng đài mỹ lệ, hoành tráng, nhiều xe hơi sang trọng đắt tiền thì sẽ càng phản cảm với những con đường hóa thành sông.  
Ngập càng tăng, lòng tin càng giảm
Chuyện ngập lụt ở đô thị đã thể hiện trình độ năng lực quản lý đô thị của chính quyền. Hàng năm, Hà Nội, TP.HCM đều bỏ ra hàng ngàn tỉ để chống ngập nhưng càng chống lại càng ngập. Có người nói vui là “sau nhiều năm chống ngập, chúng ta đã xóa được hàng trăm điểm ngập, chỉ còn lại một điểm ngập duy nhất là toàn thành phố”.
Ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác, nhưng cũng khiến ta phải suy ngẫm. Từ hai thành phố trung tâm ở đồng bằng; ngập đã phát triển ra đến Bình Dương, Đồng Nai có cao trình đất so với mặt biển cao hơn; và thậm chí một số thị xã, thành phố vùng cao, vùng núi cũng đã bắt đầu bị ngập.
Các nhà quản lý đã đổ lỗi cho trời, nước ngập là do biến đổi khí hậu, do mưa những năm gần đây lớn hơn các năm trước. Nhưng xin thưa rằng đâu phải chỉ có Việt Nam mới chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu? Đâu phải chỉ có Việt Nam mới có mưa? 
Với khoa học thời nay, tất cả những yếu tố ấy đều đã được dự báo hàng chục năm trước. Với một số thành phố, quốc gia khác như Bangkok (Thái Lan), chuyện bị ngập cũng có xảy ra mấy mươi năm một lần chứ không như ở Việt Nam, cứ có mưa là có ngập, ở đô thị mà mỗi năm hàng chục lần bị ngập. 
Nếu đổ lỗi cho nước biển dâng cao thì lại càng không phải, vì mức cao thêm của nước biển hàng năm được tính bằng cm, còn mức ngập ở các đô thị nước ta tính bằng mét.
Thực trạng ngập nước lan rộng, mật độ ngày càng dày, mức độ ngày càng sâu, sự lan tỏa ngày càng lớn trên nhiều đô thị, thành phố khác nhau cho thấy những đánh giá, nghiên cứu về nguyên nhân ngập là chưa đúng và các giải pháp chống ngập của cơ quan quản lý, chính quyền sở tại của các thành phố này là hoàn toàn chưa hiệu quả. 
Gần đây không còn thấy một nhà quản lý, một vị lãnh đạo nào đi tìm hiểu để chia sẻ với người dân về nỗi khổ này. Phải chăng chuyện “phố thành sông” đã quá phổ biến, quá bình thường, nên các vị không còn quan tâm nữa?
Nếu muốn cải thiện và duy trì lòng tin với người dân thì chống ngập nước đô thị phải được xem là một cam kết của chính quyền, và phải được thực hiện nghiêm túc hiệu quả chứ không thể là những lời hứa, những khoản chi ngân sách khổng lồ để rồi đến hẹn lại lên, có mưa là có ngập.
Muốn thực hiện được điều này có lẽ không phải là khó lắm. Số quốc gia, thành phố bị ngập như ở Việt Nam không phải là nhiều. Hà Lan với tên gọi Netherlands (vùng đất thấp) có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển nhưng hiếm khi bị ngập. Chống ngập đô thị không phải là chuyện xa lạ như thám hiểm các vì sao, mà đã thành bài bản của thế giới từ lâu. 
Vấn đề là phải tìm đúng nguyên nhân, xử lý đúng phương pháp và quan trọng là phải có bộ máy, con người đủ nhiệt tâm, đủ trong sạch, đủ kỹ năng để khảo sát nguyên nhân, đưa ra giải pháp và thực hiện kiên quyết, hiệu quả. Với tình trạng đồng bằng ngập, vùng núi cũng ngập, mức độ đô thị càng cao mức ngập càng cao cho thấy nguyên nhân ngập hoàn toàn do con người từ thiết kế, quản lý đô thị; đã đi ngược lại với quy luật tự nhiên, việc ngập nước là sự trả giá cho hành vi phá hoại môi trường. 
Đã ném tiền tỉ để khảo sát và đã có hàng chục chương trình chống ngập tốn kém nhưng vì sao không hiệu quả? Hàng chục ngàn tỉ đồng chống ngập đã ném qua cửa sổ nhưng tình trạng ngập càng tệ hơn nhưng vẫn không có ai phải chịu trách nhiệm?

Tin cùng chuyên mục

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

Đọc thêm

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.