​Phạt 516 trường hợp, người đi bộ vẫn không có chỗ đi

Xe máy tham gia giao thông tràn lên vỉa hè, “chia sẻ” vỉa hè với người đi bộ.  (Ảnh chụp tại tuyến đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội)
Xe máy tham gia giao thông tràn lên vỉa hè, “chia sẻ” vỉa hè với người đi bộ. (Ảnh chụp tại tuyến đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội)
(PLO) - Tính đến thời điểm này, việc xử phạt người đi bộ đã trải qua một tháng thực hiện. Dư luận đều cho rằng, xử phạt người đi bộ sai phần đường là điều cần thiết để họ nâng cao ý thức tuân thủ các quy định nhằm giảm nguy cơ gây tai nạn giao thông cho chính họ và cho những người tham gia giao thông khác.

Tuy nhiên, hiện cũng có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại việc xử phạt khó duy trì, vi phạm tiếp tục tái diễn nếu hạ tầng vật chất vẫn thiếu đồng bộ, vỉa hè vẫn bị “xẻ thịt”, lấn chiếm như hiện nay.

Đường nào an toàn cho người đi bộ?

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội, qua một thời gian triển khai công tác xử phạt người đi bộ sai luật, tính từ ngày 1/2 đến nay, lực lượng chức năng đã xử lý trên 516 trường hợp người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Trong đó, các lỗi vi phạm thường thấy là người đi bộ đi vào đường cao tốc; đi không đúng phần đường quy định; sang đường sai quy định... Cần phải nhấn mạnh rằng, tất cả các trường hợp bị xử lý đều tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông (TNGT) với người tham gia giao thông cùng thời điểm. 

Dù vậy, theo ghi nhận của phóng viên từ phía lực lượng chức năng, trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều CSGT đã “gặp khó” khi trực tiếp chứng kiến cảnh người đi bộ bắt buộc phải… vi phạm. Hay nói cách khác, không ít trường hợp người đi bộ bắt buộc phải đi xuống lòng đường bởi nhà hàng, quán ăn đã chiếm dụng hết vỉa hè.

Dĩ nhiên, với những trường hợp khách quan này, các cán bộ, chiến sỹ CSGT chỉ nhắc nhở, tuyên truyền. 

Qua khảo sát thực tế, hiện trên địa bàn Thủ đô có không ít tuyến phố đông dân cư thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, vỉa hè ở các khu vực này đều trong tình trạng có cũng như không. Cá biệt, nhiều khu vực tình trạng vỉa hè bị “xẻ thịt” đang diễn ra khá nghiêm trọng.

Cụ thể, tại một số điểm ở đường Ấu Triệu, Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Gai, Hàng Bạc, Hàng Đào… mỗi góc phố đều la liệt xe máy dựng trên hè, dưới lòng đường, chiếm hết lối đi.

Bên cạnh đó là hàng hóa được bày bán trên vỉa hè nên người đi bộ và khách du lịch chỉ còn cách... đi xuống lòng đường. Hay như đường Kim Mã, suốt một đoạn dài từ ngã tư Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh cho đến ngã ba Núi Trúc, không có một vị trí nào mà người đi bộ có thể yên tâm qua đường.

Chị Nguyễn Thị Huế (26 tuổi, ở Ba Đình) bức xúc: “Hầu hết vỉa hè đều vướng cửa hàng, quán ăn. Hễ chỗ nào vỉa hè, lòng đường thông thoáng một chút lại xuất hiện ôtô dừng, đỗ. Người đi bộ không biết xoay xở ra sao vì muốn đi đúng luật trên vỉa hè là cực kỳ khó khăn”. 

Khách quan nhìn nhận, hiện Hà Nội đã có nhiều cầu vượt đường bộ được bố trí tại các tuyến đường trọng điểm, nơi dân cư tập trung đông đúc. Dĩ nhiên, cầu vượt dành cho người đi bộ là một giải pháp tối ưu trước tình hình giao thông diễn biến phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường. 

Thế nhưng, ở một số điểm tập trung đông người đi bộ vẫn “khát” cầu. Hay nói cách khác, cầu vượt dành riêng cho người đi bộ không phải chỗ nào cũng có. Đơn cử như khu vực đường Hoàng Minh Giám, quận Cầu Giấy, trước cổng Trường THPT Amsterdam. Đây là một ngôi trường có tới hàng nghìn học sinh, vào giờ tan học, hàng trăm học sinh phải băng qua đường để đi xe buýt, nhưng ở đây không hề được xây dựng một cây cầu vượt cho người đi bộ. Còn việc đi qua những vạch kẻ thật sự là rất nguy hiểm bởi lượng xe máy, ô tô qua lại khu vực này luôn đông như nêm. 

Ngoài ra, một nguyên nhân đưa đẩy khiến người đi bộ buộc phải vi phạm luật lại xuất phát từ chính ý thức của người tham gia giao thông. Theo phản ánh, hiện phần lớn các ngã tư đều có biển “chú ý nhường đường cho người đi bộ”, nhưng cạnh đó cũng xuất hiện dòng chữ “đèn đỏ được phép rẽ phải”.

Trước sự “thiếu rõ ràng” này, hầu hết các phương tiện đều thoải mái rẽ, bỏ quên những người đi bộ đang trong cảnh nơm nớp qua đường. 

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Theo thống kê, các vụ TNGT khiến người đi bộ tử vong thời gian qua là khá nhiều và có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2013 có 80 người, năm 2014 có 92 người và năm 2015 có tới 102 người chết. Nguyên nhân các vụ tử vong được xác định là do người đi bộ không chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Dẫn chứng như vậy để thấy rằng, việc xử phạt người đi bộ sai luật là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, để giảm thiểu TNGT cho người đi bộ, trước hết cần phải nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, luật quy định người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật. Luật đã có nhưng từ lâu chúng ta vẫn chưa thực hiện, trong đó khâu tuyên truyền, hướng dẫn để người dân hiểu luật rất hạn chế.

Khách quan nhìn nhận, để giảm thiểu TNGT cho người đi bộ, nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, tránh nảy sinh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” khi chấp hành, đưa luật vào cuộc sống, trước hết cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Ngoài ra, phải tạo các điều kiện tốt nhất về hạ tầng giao thông để bảo đảm an toàn cho người đi bộ bằng cách xây thêm cầu vượt, hầm ngầm cho người đi bộ, dành phần đường thỏa đáng cho người đi bộ. Cùng với đó, tổ chức phát động người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ có ý thức chủ động nhường đường cho người đi bộ khi sang đường…

Tóm lại, việc xử phạt người đi bộ vi phạm luật ở Thủ đô không chỉ là câu chuyện riêng của lực lượng CSGT mà cần sự phối hợp, vào cuộc của các sở, ban, ngành. Bên cạnh việc phát hiện, nhắc nhở, xử phạt để nâng cao ý thức người dân, TP Hà Nội cần tích cực triển khai các biện pháp xử lý tình trạng “xẻ thịt” vỉa hè, lấy lại không gian cho người đi bộ.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.