Bản án phúc thẩm vụ án Vifon: Ngập ngừng… cải cách tư pháp

(PLO) - Như báo PLVN đã phản ánh, vụ án tham nhũng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cty VIFON đã được xét xử phúc thẩm. Nhiều người theo dõi phiên tòa nhận xét tranh tụng thẳng thắn nhưng kết quả tranh tụng lại được ghi nhận “ngập ngừng”…
Tài sản của Nhà nước  hay Vifon? 
Theo án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vifon) có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong việc chỉ đạo Nguyễn Thanh Huyền chuyển số tiền 2,283 tỷ đồng chuyển vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt. Ngoài ra, Nguyễn Bi còn có hành vi cố ý làm trái khi ký chia thưởng số tiền 290.000 USD là số tiền từ quỹ khen  thưởng của công ty cho bản thân và một số cán bộ lãnh đạo của công; ký  quyết định chi thưởng khống 2 khoản tiền. 
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
 Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
Tổng số tiền Nguyễn Bi gây thiệt hại cho nhà nước là 8,2 tỷ đồng. Bị cáo Bi kháng cáo và có nhiều đơn kêu oan. Bản án phúc thẩm, theo đề nghị của đại diện VKS tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã hủy tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” để điều tra lại, giữ nguyên tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với ông Bi. Tại phiên tòa phúc thẩm, tranh luận về khoản tiền 7,9 tỷ đồng mà bị cáo Bi ký ba quyết định khen thưởng là tiền của Nhà nước hay của Vifon đã được tập trung làm rõ. 
Trước hết, như tại phiên tòa sơ thẩm, Bộ Công Thương tiếp tục từ chối tư cách nguyên đơn dân sự; Bộ Tài chính cũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; cả hai Bộ đều khẳng định Nhà nước không bị thiệt hại về tài sản trong vụ án này. Do đó, vụ án chỉ có một nguyên đơn dân sự là Cty Vifon. 
Thứ hai, giám định viên Bộ Tài chính tham gia phiên tòa phúc thẩm đã phát biểu khẳng định: Thời điểm đó số tiền 7,9 tỷ đồng không còn thuộc về Nhà nước mà thuộc quỹ phúc lợi, khen thưởng của Cty Vifon. Thứ ba, các bị cáo và các luật sư tham gia phiên tòa đều đưa ra lập luận cho rằng khoản tiền 7,9 tỷ đồng thuộc doanh nghiệp, không phải của Nhà nước, như vậy phải xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” với bị cáo Nguyễn Thanh Huyền và tội “Cố ý làm trái…” đối với bị cáo Nguyễn Bi. HĐXX đề nghị đại diện VKS tiếp tục tranh luận thì đại diện VKS xin dừng tranh luận.
Nhiều người cho rằng, những ý kiến trên đây đều căn cứ vào nguồn gốc hình thành số tiền 7,9 để đưa ra nhận định. Để thực hiện cổ phần hóa, Vifon chuyển nhượng phần vốn trong các công ty liên doanh, thu được trên 127 tỷ đồng. Số tiền này là khoản lợi nhuận rất lớn, là kết quả hoạt động kinh doanh của Cty. Căn cứ Thông tư số 64/1999/TT-BTC Kế toán trưởng Nguyễn Thanh Huyền đã tính toán các khoản, đóng thuế đầy đủ và theo hướng dẫn của Thông tư đã trích 7,9 tỷ đồng vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của Cty. 
Việc phân phối này đã báo cáo Bộ Công Thương và Cục Thuế TP HCM; Cục thuế đã chấp nhận và ra thông báo thuế. Ngày 24/2/2004, Vifon đã nộp thuế sử dụng vốn liên doanh trên 28 tỷ đồng; ngày 25/1/2005 nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên 17 tỷ đồng và ngày 27/10/2005 chuyển vào Quỹ sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước TƯ số tiền trên 29,5 tỷ đồng. Ngày 9/10/2008 Bộ Công Thương cũng có Công văn số 9643/BTC-TC gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an, xác định số tiền 7,9 tỷ đồng được trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của Vifon, Cty Vifon được quyền quản lý và sử dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và thực tế số tiền 7,9 tỷ đồng này đã được xác định thuộc Cty Vifon nên bị cáo Nguyễn Bi kêu oan, khẳng định không phạm tội “Cố ý làm trái…” là có căn cứ.
Làm trái quy định nào?
Theo Điều 165 Bộ luật Hình sự quy định tội cố ý “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; vấn đề đặt ra là phải chứng minh bị cáo vi phạm những quy định nào của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hành vi của ông Bi bị kết tội “Cố ý làm trái…” là việc ký quyết định khen thưởng cho tập thể cán bộ, nhân viên công ty, số tiền 80.000 USD ( tương đương trên 1,24 tỷ đồng)  ngày 27/8/2003. Với hơn 2000 cán bộ và công nhân, mỗi người bình quân được 600 ngàn đồng. Việc ký quyết định này đúng thẩm quyền, phù hợp với Khoản k, Điểm 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi phát tiền thưởng thủ quỹ sai sót dẫn đến việc bị cáo Huyền lợi dụng thủ quỹ giao tiền để chiếm đoạt là ngoài ý muốn của ông Bi. 
Khoản thứ hai, quyết định khen thưởng đột xuất cho 7 người có công lao lớn trong 13 năm tạo dựng liên doanh, số tiền 290.000 USD (tương đương trên 4,7 tỷ đồng). Theo khoản 1 mục D Thông tư số 64/1999/TT-BTC, ông Bi khi đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc căn cứ tính toán của tài vụ ký quyết định khen thưởng là đúng thẩm quyền. Do đó, các cơ quan tố tụng cũng cần xem xét khách quan, thấu đáo nội dung kêu oan của ông Nguyễn Bi về tội  “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Như vậy, ông Bi ký các quyết định khen thưởng không vi phạm quy định nào của Nhà nước về quản lý kinh tế. Hơn nữa hậu quả (nếu có) của hành vi này cũng đã được cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định là đã được khắc phục hoàn toàn. Nếu xác định, khoản tiền 7,9 tỷ thuộc quỹ phúc lợi, khen thưởng của Vifon và ông Bi không vi phạm quy định của Nhà nước khi ký các quyết định khen thưởng thì việc kháng nghị bản án phúc thẩm để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là rất cần thiết, nhằm xem xét vụ án một cách thấu đáo, khách quan đảm bảo tinh thần cải cách tư pháp mà chúng ta đang hướng tới.

Đọc thêm

Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai

Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai
(PLVN) -Ngày 10/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người chết và nhiều người bị thương tại Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (Công ty Bình Minh), ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Feng Yong (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc) để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về an toàn lao động.

Đối tượng truy nã “sa lưới” sau 16 năm lẩn trốn

Đối tượng Nguyễn Văn Tâm.
(PLVN) -  Ngày 10/5, CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết đơn vị đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Tâm (sinh năm: 1989; thường trú: xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) sau 16 năm trốn truy nã về hành vi Cướp tài sản.

Khởi tố 4 đối tượng trong đường dây nhân viên ngân hàng mua bán, sử dụng giấy tờ giả

Các đối tượng bị khởi tố. Ảnh: CACC
(PLVN) - Điều tra mở rộng đường dây mua bán, làm giả và sử dụng giấy tờ giả liên quan đến nhân viên, cộng tác viên ngân hàng, do Nguyễn Hữu Hoàng (là nhân viên một ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội) cầm đầu, cơ quan điều tra khởi tố thêm 4 đối tượng về hành vi “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi đăng ký khóa học hè trên mạng

Nhiều fanpage giới thiệu khóa học hè có dấu hiệu lừa đảo. Ảnh CACC.
(PLVN) - Để tránh sự nghi ngờ của nạn nhân khi những thủ đoạn về “thực hiện nhiệm vụ” đã được tuyên truyền nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đối tượng chuyển sang yêu cầu thực hiện các “khảo sát” chấm điểm tín nhiệm và chiếm đoạt tiền của bị hại.

Bắt giữ đối tượng bị truy nã đặc biệt

Bắt giữ đối tượng bị truy nã đặc biệt
(PLVN) - Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với công an huyện Kông Chro mới bắt giữ đối tượng truy nã Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1980; trú tại làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) về hành vi khai thác gỗ trái phép.

3 cán bộ ở Phú Quốc ra đầu thú vì nhận hối lộ

Ngô Thanh Tân giao nộp số tiền đã nhận hối lộ từ Công ty LHĐ.
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cho biết đã hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú và giao nộp số tiền nhận hối lộ từ Công ty TNHH tư vấn đầu tư và phát triển LHĐ (Công ty LHĐ).

'Đánh sập' đường dây môi giới cho 300 gái bán dâm

"Tú ông" Hoàng Duy Hưng và đồng bọn tại cơ quan Công an
(PLVN) - Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) phối hợp với các đơn vị có liên quan mới "đánh sập" một đường dây môi giới mại dâm quy mô lớn thông qua hàng loạt website, có sự tham gia của hàng triệu người. Nghi phạm cầm đầu là Hoàng Duy Hưng (sinh năm - SN 1990, trú tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).