'Trả giá' vì tiếp tay cho đối tượng giả danh công an gọi điện lừa đảo

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhận lời chị vợ, Trình cùng đồng bọn đã thu mua CMND về sửa chữa, thay ảnh để mở tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng các tài khoản này để nhận tiền rồi chiếm đoạt của bị hại nên phải "trả giá".

Ngày 9/5, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Văn Trình (SN 1975), Nguyễn Đình Quang (SN 1994) và Đào Viết Điệp (SN 1990, đều ở Thái Thụy, Thái Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 9/2020, Trình thấy Nguyễn Thị Hằng (là chị gái vợ Trình, SN 1975, ở Uông Bí, Quảng Ninh, đang bị Cơ quan CSĐT – Bộ Công an truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) liên lạc qua Zalo. Hằng bảo Trình đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền do các đối tượng phạm tội mà có, sau đó rút tiền mặt, chuyển vào các tài khoản khác theo yêu cầu sẽ được hưởng 20%/số tiền chuyển vào tài khoản.

Nhận lời, Trình được Tuấn Anh (không rõ nhân thân, lai lịch) liên hệ, hướng dẫn đi mua Chứng minh nhân dân (CMND) loại 9 số về làm giả bằng cách bóc ghép thay ảnh, sau đó dùng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Khi có tiền chuyển vào tài khoản, Tuấn Anh thông báo, bảo Trình lập tức chuyển tiền đến tài khoản khác để tránh bị Cơ quan chức năng phong tỏa. Ngoài ra, Tuấn Anh dặn khi rút tiền tại các cây ATM, phải đội mũ và đeo khẩu trang nhằm che giấu đặc điểm nhận dạng.

Sau đó, nhóm của Trình đã mua CMND để về sửa chữa theo hướng dẫn của Tuấn Anh rồi đi mở tài khoản ngân hàng. Sau khi mở tài khoản ngân hàng thành công, Trình gửi thông tin cho Tuấn Anh để trao đổi, phối hợp chuyển, nhận số tiền đã chiếm đoạt được của các bị hại.

VKS xác định từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, nhóm của Trình đã gây ra 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tổng số hơn 700 triệu đồng của 3 cụ bà 80 tuổi ở Hà Nội.

Cụ thể, trưa 20/10/2020, các đối tượng (hiện chưa xác định được) gọi vào điện thoại bàn của bà Lê Thị Ng (SN 1939). Qua điện thoại, các đối tượng giả danh là cán bộ cơ quan công an, thông báo số tiền tiết kiệm của bà Ng có liên quan đến vụ án rửa tiền. Các đối tượng yêu cầu bà Ng rút toàn bộ tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đang gửi vào các tài khoản liên quan đến vụ án.

Do tin tưởng thông tin đối tượng đưa ra, bà Ng đã chuyển tổng số gần 600 triệu đồng từ 2 sổ tiết kiệm rồi chuyển vào các tài khoản chúng yêu cầu. Trong đó, cơ quan chức năng xác định bà Ng đã chuyển 60 triệu đồng vào 1 tài khoản do Quang dùng CMND đã sửa chữa để mở. Ngay sau đó Quang đã đến cây ATM rút số tiền trên.

Đối với số tiền 510 triệu đồng bà Ng đã chuyển vào tài khoản các đối tượng yêu cầu, cơ quan chức năng đã làm rõ một số tài khoản nhận tiền. Tuy nhiên, chủ nhân các tài khoản trên hiện không có mặt tại địa phương nên cơ quan chức năng chưa ghi được lời khai, làm rõ nội dung liên quan đến việc nhận tiền.

Tương tự thủ đoạn trên, ngày 5/11/2020, các đối tượng (hiện chưa xác định được) đã gọi vào số điện thoại của bà Nguyễn Thị M (SN 1938), giả danh là cán bộ công an, thông báo tài khoản của bà M liên quan đến việc vi phạm pháp luật. Các đối tượng yêu cầu bà M chuyển tiền vào tài khoản chúng đưa để chứng minh mình vô tội. Bà M đã chuyển 300 triệu đồng vào số tài khoản do người trong nhóm Trình dùng CMND mua được để mở. Nhận tiền, Trình chỉ đạo đồng bọn chuyển tiền qua Internet Banking tới nhiều tài khoản khác.

VKS xác định tổng số tiền Trình giúp Hằng và Tuấn Anh chiếm đoạt của 3 cụ bà là 725 triệu đồng. Trong đó, Trình được hưởng lợi 145 triệu đồng. Quang được Trình chia cho hơn 36 triệu đồng.

Tại tòa, các bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Sau khi nghị án, HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân, do đó cần cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian mới đủ sức giáo dục và phòng ngừa chung. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trình 16 năm tù, Quang 14 năm 6 tháng tù và Điệp 2 năm tù.

Đọc thêm

Có 6 tiền án nhưng vẫn không bỏ nghề 'đạo chích'

Cơ quan công an tống đạt quyết định bắt đối tượng Nguyễn Đình An (giữa).
(PLVN) - An đã có 06 tiền án về tội Trộm cắp tài sản, đối tượng hoạt động lưu động liên tỉnh với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng thời gian và các tuyến đường vắng người để tránh hệ thống camera an ninh, sau đó tìm sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản.

Vướng lao lý vì... sở thích 'bình thường'

2 khúc ngà voi châu Phi - một trong các sản phẩm ĐVHD bị người dân phát hiện tại nhà đối tượng qua livestream. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Trong đời sống hàng ngày có những hành động tưởng chừng như bình thường trong mắt nhiều người: sử dụng thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD), đeo trang sức, trang trí nhà cửa bằng tiêu bản ĐVHD, nuôi ĐVHD ngoại lai làm thú cưng... thì đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, là mối đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.

Chóng mặt - lừa đảo mạng xã hội

Tội phạm mạng lừa đảo có kịch bản và có hội nhóm.
(PLVN) - Một ngày, chị Hải Anh (Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen qua facebook của một chàng trai “bị vợ bỏ” và đang “gà trống nuôi con”. Chàng kém chị 6 tuổi. Sáng sáng, chàng đưa con đi học (có tài xế riêng) và facetime với chị. Chàng nghiêm túc, điển trai, rủ rỉ tới nỗi chị đã nghĩ hay chàng phải lòng mình thật…

Tìm nạn nhân bị đối tượng Lê Đình Hải lừa

Lê Đình Hải thời điểm bị bắt giữ (Ảnh: Công an Đà Nẵng).
(PLVN) -  Ngày 18/5, Công an Đà Nẵng phát thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Lê Đình Hải (26 tuổi, trú TP Hồ Chí Minh) thực hiện thông qua việc kêu gọi tiền từ thiện.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 3: Vị trung tá giáo dục phạm nhân bằng trách nhiệm, tình cảm chân thành

Trung tá Chấn bồi hồi nhớ lại thời điểm đầu khi phụ trách Đội phạm nhân (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Để cảm hóa phạm nhân, không chỉ bằng chính sách nhân đạo nhân văn của Đảng và Nhà nước, không chỉ bằng xây dựng môi trường giáo dục của hệ thống trại tạm giam, mà còn bằng sự tận tình của từng quản giáo, cán bộ chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ quản lý phạm nhân.

Trong vòng 10 ngày thực hiện 4 vụ trộm cắp tài sản

Hai bị cáo Lò Văn Đoàn và Nguyễn Văn Chung tại toà.
(PLVN) - Sáng ngày 17/5/2024, TAND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lò Văn Đoàn (SN 1993, trú tại xã Thôn Mòm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) và Nguyễn Văn Chung (SN 2000, trú tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Kon Tum: Tạm giữ hình sự đối tượng đánh cha ruột tử vong

Đối tượng A Tuẽnh
(PLVN) - Ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với A Tuẽnh (SN 1995, trú tại thôn Kon Rơ Bang I, xã Vinh Quang, TP Kon Tum) để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 2: Bình yên lớp học xóa mù chữ ở Trại giam Yên Hạ

Thiếu tá Hoàng Đình Công, cán bộ Đội tham mưu, Trại Giam Yên Hạ giới thiệu Phòng truyền thống của Trại giam Yên Hạ. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Từng được gọi là "trại giam khó khăn nhất phía Bắc", nhưng tâm huyết, mồ hôi, công sức của tập thể cán bộ, chiến sĩ (CBCS) cùng các phạm nhân từng chấp hành án nơi đây đã đổ xuống, làm đất cằn ngời lên màu xanh hy vọng, để Trại giam Yên Hạ (Sơn La) bình an như ngày hôm nay.