100 nạn nhân ngậm ngùi đến dự phiên xử đa cấp lừa đảo

 Các bị hại từ khắp nơi đến tòa.
Các bị hại từ khắp nơi đến tòa.
(PLO) -Trong ngày đầu tiên xét xử, cả khán phòng  không còn một chỗ trống. Hơn 100 nạn nhân từ khắp các tỉnh trên cả nước đổ về TP.HCM để tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với phóng viên, hầu hết họ đều xua tay, lắc đầu không đồng ý chia sẻ. 

Một nạn nhân ở TP.HCM phân trần: “Phần lớn chúng tôi đều giấu gia đình đầu tư vào công ty này, nếu người nhà biết chúng tôi bị lừa mất số tiền lớn như vậy thì tan cửa nát nhà. Coi như mình dại, mình chịu, chẳng dám kể với ai”.

Một người đàn ông giấu tên (63 tuổi, quê Thái Bình) xách cả vali quần áo đến phòng xử. Người này chia sẻ: “Tôi là cán bộ nghỉ hưu, rảnh rỗi thường chơi cờ, uống trà, chăm cây cảnh với mấy ông bạn gần nhà. Già cả nên ai cũng có chút tiền gửi ở ngân hàng để dưỡng già.

Giữa năm 2011, mấy ông bạn rủ tôi tham gia đầu tư vào Công ty Cộng Đồng Việt. Ban đầu tôi cũng nghĩ Công ty này lừa đảo, sau thấy mấy người bạn của mình được trả lãi đầy đủ, đúng hẹn thì thấy tin tưởng nên cũng tham gia”. 

Công ty lừa “siêu lợi nhuận” 500%

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, tháng 4/2011, Nguyễn Minh Thành, Đoàn Hồng Chương và Huỳnh Minh Tuấn cùng nhau làm thủ tục Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Cộng Đồng Việt (Công ty Cộng Đồng Việt) trụ sở tại đường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TP.HCM) với 18 ngành kinh doanh, số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. 

Vài tháng sau, Công ty này nâng ngành hàng kinh doanh lên là 42 ngành, số vốn là 6 tỷ đồng, đồng thời thêm hai thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) là Thái Vĩ Huê và Huỳnh Quốc Việt.

Hội đồng quản trị của Công ty thời điểm đó có 5 thành viên gồm: Nguyễn Minh Thành – Chủ tịch, Đoàn Hồng Chương - Tổng giám đốc, Huỳnh Quốc Việt - Phó chủ tịch, Huỳnh Minh Tuấn và Thái Vĩ Huê - Phó tổng giám đốc.

Mặc dù Công ty Cộng Đồng Việt chưa đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng Công ty này xây dựng website Vicongdongviet.vn, đồng thời sử dụng trang web này để quảng cáo, giới thiệu bán hàng, kinh doanh thương mại điện tử kiểu như bán hàng đa cấp.

Ngoài hình thức giới thiệu trên web, Công ty này mở 20 văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Lào Cao, Bến Tre, Đồng Tháp, Tây Ninh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu… 

Các thành viên HĐQT và nhân viên của Công ty Cộng Đồng Việt trực tiếp tổ chức các buổi tư vấn khách hàng về các loại hình đầu tư, kế hoạch trả thưởng.

Ba bị cáo trước vành móng ngựa
Ba bị cáo trước vành móng ngựa

Công ty quy định mỗi mã hàng tương ứng 1,8 triệu đồng. Căn cứ theo đó, nếu khách hàng bỏ ra 60 triệu đầu tư thì sau sáu tháng sẽ thu về 125 triệu đồng (lợi nhuận hơn 100%), nếu đầu tư 900 triệu thì sau sáu tháng thu về 5,4 tỷ đồng (lợi nhuận 500%). Ngoài ra, khách hàng cũng được trả hoa hồng rất cao nếu giới thiệu được bạn bè, người thân đầu tư vào Công ty.

Để khuyến khách hàng tích cực tham gia đầu tư và đi tư vấn, các đối tượng trong HĐQT Công ty Cộng Đồng Việt còn đưa ra mô hình thưởng cho khách hàng những phần quà bằng sản phẩm như hồng sâm, linh chi, ngũ bảo, linh đơn, tinh dầu thông đỏ hoặc điện thoại, xe SH, ô tô Mecredes, thậm chí cả biệt thự, chung cư cao cấp.

Với cách tư vấn và đưa ra mô hình siêu lợi nhuận như vậy, giai đoạn đầu, Công ty Cộng Đồng Việt đã thực hiện đầy đủ theo nội dung cam kết về việc trả hoa hồng cho khách hàng cũng như sản phẩm.Vì vậy, Công ty này đã chiếm được lòng tin và thu hút nhiều khách hàng đầu tư. Khi đã có nhiều khách hàng tham gia, Công ty bắt đầu tráo trở, chỉ trả cho khách hàng một phần tiền, còn lại chiếm đoạt.

Trong thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2012, khi số lượng người đầu tư giảm, không thể tiếp tục duy trì hoạt động, các thành viên Công ty Cộng đồng Việt đã lần lượt ra các thông báo chấm dứt hoạt động của một số văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố, sau đó bán trụ sở công ty và bỏ trốn.

Gần 3000 “nhà đầu tư” mất hàng trăm tỷ đồng

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã xác định chỉ từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2012 đã có 2.929 người tham gia đầu tư vào Công ty Cộng Đồng Việt, với tổng số tiền nộp vào Công ty này hơn 335 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định các đối tượng chiếm đoạt của các bị hại số tiền là 107 tỷ đồng; trong đó, chỉ xác minh và ghi lời khai được 871 người.

Để bảo vệ quyền lợi của bị hại cũng như giải quyết vụ án được triệt để, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã có công văn gửi nhiều cơ quan báo chí để đăng tải thông tin tìm người bị hại, nhưng đến nay không có trường hợp nào đến liên hệ với cơ quan điều tra.

Cơ quan điều tra xác định trong vụ án này, Nguyễn Minh Thành và Đoàn Hồng Chương là các đối tượng chủ mưu, khởi xướng việc thông qua mạng Internet để quảng cáo hình thức kinh doanh, thu hút đầu tư, nhằm lừa dối để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Sau khi phạm tội, hai đối tượng này đã bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.

Đối với Huỳnh Minh Tuấn (SN 1973 ngụ tỉnh Vĩnh Long), Huỳnh Quốc Việt (SN 1980, ngụ Đồng Nai), Thái Vĩ Huê (SN 1971, ngụ TP.HCM) thực hiện với vai trò đồng phạm giúp sức tích cực. 

Mặc dù biết Công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh gì và biết không ty đưa ra chính sách trả thưởng hoa hồng và tiền gốc trong kinh doanh ngắn hạn là không thể thực hiện được, song vì mục đích vụ lợi để được hưởng hoa hồng, tiền lương, tiền thưởng, các bị can này đã tích cực lôi kéo người đầu tư, tham gia thành lập các chi nhánh văn phòng, và thường xuyên đi tư vấn cho khách hàng.

Cụ thể: 

Huỳnh Quốc Việt khi tham gia vào Công ty Cộng Đồng Việt đã góp 60 triệu, giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT. Việt được phân công nhiệm vụ trực tiếp đi hỗ trợ các chi nhánh văn phòng của Công ty ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên tư vấn để khách hàng tin tưởng đầu ty tiền vào Công ty. Huỳnh Quốc Việt đã được Công ty chia cho số tiền 1,3 tỷ đồng.

Huỳnh Minh Tuấn góp 50 triệu vào thành lập Công ty, được phân công giữ chức vụ Phó tổng giám đốc, trực tiếp tư vấn các khách hàng ở Cà Mau, Trà Vinh, Hà Nội, Vĩnh Long, Quảng Ninh. Tuấn được Công ty trả tổng cộng 1,5 tỷ đồng. 

Thái Vĩ Huê khai nhận đóng 50 triệu khi tham gia vào Công ty Cộng Đồng Việt, giữ chức danh Phó tổng giám đốc, nhiệm vụ hỗ trợ các chi nhánh ở Đồng Tháp, Đà Lạt, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vũng Tàu. Huê được hưởng lợi số tiền 800 triệu đồng.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố các bị can Huỳnh Minh Tuấn, Huỳnh Quốc Việt, Thái Vĩ Huê về tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Một bị hại cẩn thận ghi chép tiền nộp vào Công ty
 Một bị hại cẩn thận ghi chép tiền nộp vào Công ty 

Bị hại thất vọng không vớt vát lại được tài sản

Ngày 11/7, TAND TP.HCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa kéo dài từ 11/7-15/7. Trong ngày đầu tiên, cả phòng xử không còn chỗ trống, số bị hại đến tham dự phiên tòa là 100 người. Nhiều bị hại bỏ công việc, rời gia đình đi máy bay từ Bắc vào, cũng có nhiều nạn nhân từ các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Cà Mau, Vĩnh Long lên…

Tuy nhiên, khi phóng viên tiếp xúc với những nạn nhân trên, hầu hết mọi người đều xua tay lắc đầu không chia sẻ. Một nạn nhân người TP.HCM phân trần: “Phần lớn chúng tôi đều giấu gia đình đầu tư vào Công ty này. Nay, nếu người nhà chúng tôi biết được sẽ tan cửa nát nhà mất. Nên coi như chúng tôi dại, chúng tôi chịu, chẳng dám kể với ai”.

Nếu như ngày đầu xét xử có đến hơn 100 bị hại tham dự, thì đến sáng hôm sau, khán phòng chỉ còn lèo tèo hơn 10 người.

Trong phần xét hỏi bị cáo, các “Phó tổng giám đốc” một thời “xài tiền như nước, đi máy bay như đi chợ” đều một mực phủ nhận hành vi phạm tội của mình với cùng một luận điệu: “Tôi chỉ là người làm thuê được trả lương. Tôi không được tham gia xây dựng chương trình kinh doanh, cũng không trực tiếp nhận tiền của bị hại”.

Kết thúc buổi sáng xét xử ngày thứ hai, các bị hại đã cởi mở hơn nhưng vẫn đề nghị phóng viên không chụp hình và không nêu tên tuổi. Hầu hết những bị hại này bày tỏ sự thất vọng khi nhận thấy không thể “gỡ gạc” được số tiền bị lừa đảo, vì tài sản của Công ty Cộng Đồng Việt hiện còn quá ít. Nhiều người cho biết ngay trong chiều cùng ngày sẽ bắt xe về quê, không chờ đến ngày tuyên án.

Một người đàn ông giấu tên (63 tuổi, quê Thái Bình) xách cả vali quần áo đến phòng xử. Người này chia sẻ: “Tôi là cán bộ nghỉ hưu, rảnh rỗi thường chơi cờ, uống trà, chăm cây cảnh với mấy ông bạn gần nhà. Già cả nên ai cũng có chút tiền gửi ở ngân hàng để dưỡng già.

Giữa năm 2011, các ông ấy rủ tôi tham gia đầu tư vào Công ty Cộng Đồng Việt. Ban đầu tôi cũng nghĩ Công ty này lừa đảo, sau thấy mấy người bạn của mình được trả lãi đầy đủ, đúng hẹn thì thấy tin tưởng nên cũng tham gia. Ban đầu tôi mua 72 mã với số tiền 129 triệu đồng, chỉ hai ngày sau tôi nhận được tiền hoa hồng là 23 triệu.

Do tôi không mời được người khác tham gia nên những lần sau muốn lấy hoa hồng, tôi phải tự nộp tiền mua mã. Trong vòng  gần một năm, tôi đã nộp 1,4 tỷ, nhận lại được 400 triệu, hiện còn một tỷ coi như mất trắng”.

Bị hại này cho biết thêm: “Chỉ riêng nhóm bạn tôi bốn người đã mất với Công ty này hơn 3 tỷ đồng. Nghe tin Tòa án đưa vụ việc ra xét xử, họ cũng muốn vào dự nhưng đi lại quá tốn kém. Hai ngày nay, tôi theo dõi phiên tòa thì thấy Công ty này nợ người tham gia hơn trăm tỷ đồng, nhưng tài sản hiện chưa chắc được 5 tỷ. Nên khả năng chúng tôi “vớt vát” tiền vốn coi như bằng không. Vì vậy, tối nay tôi sẽ về Bắc luôn”.

Một phụ nữ 32 tuổi (quê Hải Dương) cầm một bản danh sách bị hại dài 3 trang A4 chia sẻ: “Tôi chỉ mất có 80 triệu nhưng toàn tỉnh Hải Dương có hơn 30 người tham gia Cộng Đồng Việt, số tiền chúng tôi bị mất là hơn 4 tỷ đồng.

Mọi người không vào dự phiên tòa được nên cử tôi vào TP.HCM để tham gia. Chúng tôi chỉ mong đòi được 50%, thậm chí 30% số tiền đã bỏ ra. Nhưng đến giờ tôi rất thất vọng. Hai người chủ chốt đã ôm hết tài sản bỏ trốn, số tài sản còn lại của Công ty chỉ còn hai chiếc xe ô tô, một miếng đất thì chẳng có giá trị bao nhiêu. Nên tối nay, chắc tôi cũng trả phòng khách sạn để về Hải Dương luôn”.

Một phụ nữ trung niên quê Vĩnh Long thì buồn bã kể: “Tôi bị mất 120 triệu. Em gái tôi mất hơn 100 triệu. Nhưng chúng tôi không quan tâm ai đi tù, tù bao nhiêu năm, chỉ quan tâm có lấy được lại số tài sản đã mất hay không. Nhưng giờ chắc chẳng hi vọng gì”.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.