Về phương pháp nghiên cứu, phát triển: Nanocovax do Công ty Nanogen phối hợp cùng Học viện Quân Y dựa trên công nghệ tái tổ hợp, bao gồm protein S của 2 chủng virus Vũ Hán và chủng đột biến D614G. Bằng phương pháp này, các nhà khoa học tạo ra gai giả giống y hệt gai trên virus SARS-CoV-2. Mỗi liều vắc xin sẽ gồm nhiều gai giả, đây là công việc đòi hỏi tính khoa học và đọ chính xác, tỉ mỉ rất cao.
Covivac của Viện Vaccine và sinh phẩm Y tế (Ivac) nghiên cứu sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi để thực hiện quy trình sản xuất vaccone COVID-19, tương tự vắc xin cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm từ trước tới nay.
Khi nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19, Ivac sử dụng chủng NDV-LaSota-S làm vector biểu hiện protein S của SARS-CoV-2. Đây là chủng có độc lực thấp được sử dụng trong nhiều loại vaccine.
Về liều lượng: Dù cả hai vắc xin được cho phép thử nghiệm lâm sàng trên người đều trải qua 3 giai đoạn nhưng liều lượng qua các lần tiêm cho các tình nguyện viên lại khác nhau.
Nanocovax tiêm thử nghiệm giai đoạn 1 cho 60 tình nguyện viên với liều tăng dần từ 25 mcg, 50 mcg và cuối cùng là 75 mcg, còn Covivac chỉ thử nghiệm ở liều lượng rất nhỏ là 1 mcg và 3 mcg cho các mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 28 ngày.
Nanocovax đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người từ tháng 12/2020. Sau thử nghiệm, các tình nguyện viên đều có sức khoẻ tốt, không có triệu chứng bất thường.
Covivac của Ivac dự kiến sẽ thử nghiệm trên người vào các ngày 21 và 22/1 tới.
Còn 2 loại vắc xin cũng đang trong quá trình nghiên cứu, Vaccine COVID-19 của Vabiotech đang thử nghiệm vaccine trên khỉ. Dự định đầu năm 2021, Vabiotech cũng sẽ cho thử nghiệm lâm sàng trên người. Còn lại vaccine của Polyvac đang ở giai đoạn tạo chủng kháng nguyên cho vaccine.