Vắc xin Covid-19 - chênh vênh lo lắng và hy vọng

Vắc xin Covid-19 chênh vênh lo lắng và hy vọng.
Vắc xin Covid-19 chênh vênh lo lắng và hy vọng.
(PLVN) - Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có 51 vắc xin đang được tiến hành thử nghiệm trên người, trong đó có 13 loại đang thử nghiệm giai đoạn cuối. Trong khi đó, còn khoảng 163 vaccine đang được nghiên cứu và phát triển tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi vắc xin bước vào giai đoạn lưu thông trên thị trường cũng là lúc đặt ra vấn đề khả năng tiếp cận bình đẳng vắc xin giữa các nước. 

Nỗi lo nước nghèo bị nước giàu giành quyền ưu tiên sở hữu vắc xin

Ngày 6/12/2020, giới chức y tế thủ đô Moscow của Nga hôm qua bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V cho người dân thông qua hệ thống 70 cơ sở y tế, đánh dấu đợt tiêm chủng đại trà đầu tiên của nước này nhằm ngăn ngừa bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2. Sputnik V – vắc xin đầu tiên trên thế giới ngừa Covid -19 do Trung tâm Gamaleia của Nga phát triển và đã được đăng ký ngày 11/08/2002. 

Cùng với việc Nga bắt đầu tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch trong tuần qua cũng ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ. Nước Anh ngày 2/12/2020 và sau đó là Bahrain hôm 4/12/2020 đã trở thành những nước đầu tiên phê duyệt lưu hành vắc xin ngừa Covid -19 do liên danh Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp bào chế.

Theo Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, các bệnh viện tại nước này đã sẵn sàng tiếp nhận vắc xin và Anh sẽ khởi động chương trình tiêm vắc xin ngay sau khi có thuốc. Nước Anh đã đặt mua tổng cộng 40 triệu liều vaccine đủ để tiêm cho 20 triệu người và lô đầu tiên gồm 800.000 liều. 

Indonesia đã đặt hàng 125,5 triệu liều vắc xin từ Sinovac (Trung Quốc), 30 triệu liều từ Novavax (Mỹ), tìm kiếm thêm 16 triệu liều vắcxin từ Chương trình vắcxin toàn cầu (COVAX), đàm phán 100 triệu liều với Pfizer (Mỹ) và AstraZeneca (Anh - Thụy Điển). 

Tổng thống Philippines đã ra lệnh cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Philippines cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại vắcxin với mục tiêu đạt ít nhất 50 triệu liều để chủng ngừa cho ¼ dân số trong năm 2021. Philippines có thể bắt đầu chương trình tiêm chủng vào quý 1-2021 bằng vắcxin của Sinovac và vắcxin Sputnik của Nga…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 51 vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm trên người, 13 trong số này đã đến giai đoạn thử nghiệm cuối trên quy mô lớn. Trong khi đó, còn khoảng 163 vaccine đang được nghiên cứu và phát triển tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khi vaccine bước vào giai đoạn lưu thông trên thị trường cũng là lúc đặt ra vấn đề khả năng tiếp cận bình đẳng vaccine giữa các nước. Theo thống kê, nhóm các nước giàu đã đặt mua hết khoảng 80% nguồn cung vaccine ngừa Covid -19 được các hãng dược cho ra thị trường trong thời gian tới, đặt các nước đang phát triển vào thế khó, phải chạy đua để có chỗ đứng trong khoảng 18%-20% thị phần còn lại.

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Liên Hợp quốc về đại dịch diễn ra hôm qua 8/12/2020, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố không thể chấp nhận việc nước nghèo bị nước giàu “giẫm đạp” để giành quyền ưu tiên sở hữu vắc xin. 

“Đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu và giải pháp phải được chia sẻ bình đẳng như món hàng công cộng toàn cầu”, ông Ghebreyesus phát biểu. WHO cho rằng việc xem vắc xin Covid-19 như món hàng riêng sẽ gây gia tăng bất bình đẳng và khiến một số nhóm người bị bỏ lại phía sau.

Được biết, WHO đặt mục tiêu phân phối ít nhất 2 tỉ liều vắcxin vào cuối năm 2021, đủ chủng ngừa cho khoảng 20% dân số dễ bị tổn thương ở các quốc gia châu Phi, châu Á và Mỹ Latin.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres cũng thúc giục các nước giàu ủng hộ việc mua vắcxin cho các nước nghèo.  Ông Guterres cũng kêu gọi các nước giàu đã mua hoặc đặt hàng vắcxin với số lượng nhiều hơn dân số nước mình, hãy quyên góp các liều dư ra cho COVAX.

Ai được tiêm và hiệu quả đến đâu?

Nhưng ngay cả khi các nhà khoa học có thể ăn mừng về việc phát triển thành công vắc xin, thì vẫn còn đó những nỗi bởi tất cả những điều này xảy ra trong một lịch trình chưa có tiền lệ và được thực hiện với những cách tiếp cận mới với vắc xin, do đó không có gì đảm bảo là mọi thứ sẽ suôn sẻ.

Làm thế nào để tạo ra một vắc xin? Vắc xin là một cách vô hại để chỉ ra virus hoặc vi khuẩn (hoặc thậm chí là một phần nhỏ của chúng) cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta. Hệ thống phòng thủ của cơ thể nhận ra chúng là một kẻ xâm lược và sau đó học cách chống lại chúng. Sau đó, nếu cơ thể bị tiếp xúc với virus, nó đã biết cách chống lại sự lây nhiễm.

Cặp vợ chồng người Anh được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech trong đợt triển khai tiêm chủng quy mô lớn đầu tiên của nước này. Ảnh New Scientist.
 Cặp vợ chồng người Anh được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech trong đợt triển khai tiêm chủng quy mô lớn đầu tiên của nước này.  Ảnh New Scientist.

Theo quy trình chế tạo thông thường, vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các phiên bản yếu của những virus không thể gây nhiễm trùng toàn diện. Thuốc ngừa cúm theo mùa được thực hiện bằng cách lấy các chủng cúm chính lây nhiễm từ người này sang người khác và vô hiệu hóa chúng hoàn toàn. Phương pháp tiêm chủng chính được sử dụng trong nhiều thập kỷ là sử dụng virus gốc.

Nhưng các công trình về vắc xin cho virus corona đang sử dụng các phương pháp mới hơn và ít được thử nghiệm hơn. Vì chúng ta đã biết mã di truyền của virus corona mới Sars-CoV-2, giờ đây chúng ta đã có bản thiết kế hoàn chỉnh để thiết lập virus này phục vụ cho việc chế tạo vắc xin.

Vẫn biết rằng mọi loại thuốc, kể cả thuốc giảm đau thông thường, đều có tác dụng phụ. Nhưng nếu không có thử nghiệm lâm sàng thì sẽ không thể biết được một loại vắc xin đang thử nghiệm có tác dụng phụ không và tác dụng phụ của chúng như thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao…

Ai sẽ được tiêm vắc xin? Đây cũng là một vấn đề đau đầu. Nếu một loại vắc xin đang được phát triển thì có nghĩa là sẽ có giới hạn trong cung ứng, ít nhất là ở giai đoạn đầu. Vì thế quan trọng là phải có sự ưu tiên.

Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 là những người đầu bảng ưu tiên. Theo lực lượng chuyên trách chống dịch của Moscow, Nga, Sputnik V sẽ được ưu tiên cho các bác sĩ, nhân viên y tế, giáo viên và nhân viên làm công tác xã hội, tức là những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Thống kê cho thấy, trong 5 giờ đầu tiên đã có 5.000 người thuộc các diện này đăng ký tiêm phòng.

Thế nhưng, dịch bệnh này nguy hiểm chết người đối với người lớn tuổi, do đó họ cũng nên được ưu tiên nếu vắc xin hiệu quả đối với nhóm tuổi này. Liên quan việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid -19, WHO cho biết sẽ làm việc với các nước để tìm hiểu xem họ muốn thực hiện chiến dịch tiêm chủng phòng chống đại dịch Covid -19 ở từng nước như thế nào. 

Tuy nhiên, WHO khẳng định tiêm chủng bắt buộc là cách tiếp cận sai lầm. WHO thêm rằng những lần tiêm chủng vắc xin bắt buộc trước đây đã cho thấy sự phản tác dụng khi vấp phải nhiều sự phản đối hơn.

“Tôi không nghĩ bắt buộc là hướng đi đúng ở đây, đặc biệt là đối với những vắc xin này. Sẽ thật sự tốt hơn nếu chúng ta khuyến khích và tạo điều kiện để tiêm vắc xin. Một số bệnh viện nhất định có thể khuyến nghị hoặc có yêu cầu cao hơn đối với việc tiêm chủng vắc xin Covid -19 cho nhân viên và bệnh nhân nhằm đảm bảo sự an toàn của họ”- bà Kate O’Brien, giám đốc bộ phận tiêm chủng của WHO, nhận định.

 “Câu chuyện vắc xin là một câu chuyện hay. Đó là chiến thắng nhờ nỗ lực của con người trước kẻ thù vi sinh vật. Chúng ta cần phải thuyết phục mọi người tin tưởng. Trách nhiệm của những người làm trong lãnh vực y tế công cộng là tránh ép buộc mọi người tiêm chủng. Tốt hơn hết chúng ta nên cung cấp cho mọi người những thông tin và lợi ích của việc tiêm chủng và để họ tự quyết định” - ông Michael Ryan, phụ trách nhóm xử lý tình huống khẩn cấp của WHO, chia sẻ.

Bừng sáng niềm hy vọng của nhân loại trước “kẻ thù chung”

Dù vẫn còn vô vàn nỗi lo lắng xung quanh câu chuyện vắc xin Covid -19. Thế nhưng cũng có một sự thật không thể chối bỏ là những ngày này, cả thế giới đang có niềm hy vọng rất lớn khi vắc xin bắt đầu được tiêm chủng đại trà. Mọi ánh mắt đang dõi theo từng thông tin về hiệu quả cũng như quá trình triển khai tiêm chủng vắc xin.  

Có thể khẳng định rằng, sau một năm cả thế giới đầy u ám và bế tắc vì Covid -19, trong những ngày cuối năm, các loại vắc xin được triển khai tiêm chủng diện rộng cũng như thử nghiệm các bước cuối cùng đã bừng sáng niềm hy vọng to lớn của nhân loại trước “kẻ thù chung”.

Về phần mình, Việt Nam đã chính thức tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 NanoCovax cho ba tình nguyện viên thuộc nhóm liều 25 mcg. Ðây là vắc-xin Covid -19 đầu tiên của Việt Nam được đưa vào tiêm thử nghiệm trên người. Trên cơ sở kết quả theo dõi đánh giá 72 giờ sau khi tiêm vắc xin trên ba người nêu trên mới quyết định mức liều và số người tham gia tiếp theo. 

Nếu thành công, dựa trên hệ thống quản lý chất lượng vắc xin theo tiêu chuẩn WHO đã sẵn có của mình, Việt Nam có quyền hy vọng đứng vào danh sách các quốc gia xuất khẩu vắc-xin Covid -19 ra thế giới. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.