Ấn Độ cấm xuất khẩu vắc-xin COVID-19

Ấn Độ đã cấp phép hai loại vắc xin COVID-19, chuẩn bị cho chương trình tiêm chủng ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Ảnh: AP
Ấn Độ đã cấp phép hai loại vắc xin COVID-19, chuẩn bị cho chương trình tiêm chủng ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Ảnh: AP
(PLVN) - "Ấn Độ sẽ không cho phép xuất khẩu vắc-xin chống virus corona của Đại học Oxford-AstraZeneca trong vài tháng" - Giám đốc Công ty Serum Institute of India thông báo hôm 3/1.

Công ty Serum Institute of India  - nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới - đã ký hợp đồng sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin cho các quốc gia đang phát triển này để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Với việc các quốc gia giàu có dự trữ hầu hết các loại vắc-xin sẽ được sản xuất trong năm nay, Serum Institute of India có thể sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu tiêm chủng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, với lệnh cấm xuất khẩu này có nghĩa là các quốc gia nghèo hơn có thể sẽ phải đợi vài tháng trước khi nhận được những mũi tiêm đầu tiên.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP, Adar Pônawalla - Giám đốc điều hành của Serum Institute of India - cho biết, vắc-xin này đã được cấp phép khẩn cấp hôm 3/1, nhưng với điều kiện Công ty không được xuất khẩu vắc-xin để đảm bảo rằng có đủ vắc-xin cho cả các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở Ấn Độ. Đồng thời, Công ty cũng đã bị cấm bán vắc-xin này trên thị trường tư nhân.

Ông Poonawalla nói: “Vào lúc này, chúng tôi chỉ có thể cung cấp (vắc-xin) cho Chính phủ Ấn Độ. Hiện có nhiều quy định để ngăn chặn tình trạng tích trữ vắc-xin do đó, việc xuất khẩu vắc xin cho COVAX (một sáng kiến đầy tham vọng được tạo ra nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liên minh vắc xin GAVI và CEPI (một liên minh toàn cầu chống dịch) thiết lập) khó có thể bắt đầu cho đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm nay".

Cũng theo Giám đốc Serum Institute of India, Công ty đang trong quá trình ký một hợp đồng lớn hơn với COVAX cho 300 triệu-400 triệu liều vắc-xin, ngoài hai đơn đặt hàng hiện có là 100 triệu liều cho mỗi loại vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển, và một trăm triệu liều vắc-xin của Novovax. Ông cho biết, thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong những tuần tới.

Hiện 100 triệu liều vắc-xin đầu tiên đang được bán cho Chính phủ Ấn Độ với “giá đặc biệt” là 200 rupee (2,74 USD)/liều, sau đó giá sẽ cao hơn. Vắc-xin sẽ được bán trên thị trường tư nhân với giá 1.000 Rupee (13,68 USD)/liều

Vắc-xin có thể được chuyển đến các bang của Ấn Độ, trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ khi Công ty hoàn tất thỏa thuận với Chính phủ Ấn Độ.

Ông Poonawalla cho biết thêm, Công ty của ông đang có kế hoạch cung cấp 200 đến 300 triệu liều vắc-xin cho COVAX vào tháng 12/2021 và sẽ phải cân đối việc phân phối vắc-xin giữa Ấn Độ và COVAX.

Serum Institute of India cũng đang đàm phán các thỏa thuận song phương về cung cấp vắc-xin COVID-19 với các quốc gia riêng lẻ bao gồm Bangladesh, Ả Rập Xê-út và Ma-rốc. "Ngay cả khi tất cả các kế hoạch của các nhà sản xuất vắc-xin toàn cầu khác nhau thành công, vẫn sẽ có sự thiếu hụt vắc-xin trên toàn cầu trong năm nay" - ông Poonawalla dự đoán.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.