Niềm tự hào vắc xin Covid-19 “made in” Việt Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trò chuyện, động viên nam tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam.  Ảnh: Trần Minh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trò chuyện, động viên nam tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Cùng với thế giới, Việt Nam đang chạy đua với thời gian để sản xuất vắc xin phòng ngừa Covid-19. Và mặc dù chặng đường phía trước còn dài nhưng những thử nghiệm bước đầu đã mang lại hy vọng.

Sau nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 17/12, các tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 Nano Covax nhóm liều 25mcg do Việt Nam (công ty NANOGEN)  sản xuất. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ có 60 người tình nguyện từ 18-50 tuổi tham gia và được phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm, bao gồm: nhóm 1a (20 người dùng mức liều 25mcg), nhóm 1b (20 người dùng mức liều 50mcg), nhóm 1c (20 người dùng mức liều 75mcg). 

Ở  giai đoạn 2 có khoảng 400-600 người tham gia. Giai đoạn 3, phải cần ít nhất 3.000 người, có thể mở rộng diện tham gia ra tới 30.000 người, nghiên cứu đa trung tâm, đa vùng.

Tất cả các tình nguyện viên ở giai đoạn 1 sẽ được tiêm vào bắp 2 mũi vắc xin, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm 28 ngày. Thời gian nghiên cứu đối với mỗi người tham gia là khoảng 56 ngày và thời gian theo dõi là đến tháng thứ 6 kể từ liều tiêm đầu tiên.

Vắc xin Nano covax c là vắc xin tái tổ hợp protein S, là đoạn gai của virus SARS-CoV-2, với 4 loại liều lượng 25 mcg, 50mcg, 75mcg, 100mcg. Qua thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, chuột hamster, khỉ và thỏ, kết quả cho thấy vắc xin đảm bảo về an toàn.

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra nhận định rằng, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 từ bên ngoài vào Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm ẩn.

Từ nay đến hè năm 2021, tình hình dịch vẫn căng thẳng như hiện nay, cho dù có vắc xin.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị cần đẩy mạnh tuyên truyền để các gia đình có người thân ở nước ngoài không để người thân nhập cảnh trái phép, không vì ngại cách ly mà gây họa cho cộng đồng. 

Điểm mạnh của vắc xin Việt Nam là bảo quản được trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2-8 độ), trong khi vắc xin của một số hãng đang sản xuất phải bảo quản đến nhiệt độ âm 75 độ, khó khăn trong việc vận chuyển.

Theo GS Đỗ Quyết- Giám đốc Học viện Quân y, khi bắt đầu thực hiện thử nghiệm lâm sàng, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên người. Trên thế giới, hiện có 56 loại vắc xin Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, có những loại vắc xin đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3 như Pfizer, Moderna, Astrazeneca và loại vắc xin của Nga...

Tại buổi làm việc nghe báo cáo tiến độ thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax ngày 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tới thăm hỏi, trò chuyện, động viên 3 tình nguyện viên là những người đầu tiên tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 đang theo dõi sức khoẻ tại Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự (Học viện Quân y). 

Nam tình nguyện viên ngoài 20 tuổi hiện đang là sinh viên – cũng là người đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 “made in Việt Nam” cho biết rất vui vì được lựa chọn là người tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên trong đợt thử hiện này.

Người này cho biết, sau 3 ngày tiêm vắc xin sức khỏe anh hoàn toàn bình thường, ăn ngon và ngủ tốt. Đến chiều 20/12, nam thanh niên đã hết thời gian theo dõi sức khỏe tại nơi tiêm thử nghiệm và trong cùng ngày sẽ về nơi cư trú để tiếp tục theo dõi sức khỏe với sự hỗ trợ y tế tại nơi học tập và sinh sống.

Hai nữ tình nguyện viên khác cũng chia sẻ với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long về việc sức khoẻ bình thường sau tiêm. Một nữ tình nguyện hiện là giáo viên cho biết, cô tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động đoàn thể từ ngày còn học cấp 2 nên “sự cống hiến đã ngấm vào máu của em nên khi biết tin em đã đến đăng ký, và em rất vui vì đủ điều kiện sức khoẻ để được lựa chọn là đối tượng tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam”- nữ giáo viên nói.

Dấu mốc mới cho quá trình sản xuất vắc xin phòng ngừa Covid-19 của Việt Nam là ngày 26/12, Học viện Quân y tiếp tục tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 Nano Covax nhóm liều 50mcg cho ba tình nguyện viên đầu tiên.

Trước khi tiêm thử vắc xin Nano Covax nhóm liều 50mcg, 3 tình nguyện viên (trong tổng số 20 tình nguyện viên) được kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử dị ứng, lấy máu xét nghiệm, điện tim, chụp X-quang… đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khỏe trước khi tiêm thử.

Thiếu tướng, GS.TS Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Học viên Quân y kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Y Dược Quân sự cho biết, sau đợt tiêm liều 25mcg, tình hình sức khỏe của 20 tình nguyện viên ổn định. Các chỉ số về phản ứng phụ không xuất hiện, chủ yếu đau nhẹ và sốt nhẹ nhưng không quá 37,8 độ C.

 “Trên cơ sở kết quả theo dõi, đánh giá sức khỏe theo quy định, Bộ Y tế cho phép Học viện Quân y tiếp tục tiêm liều 50mcg cho 20 tình nguyện viên” -  Thiếu tướng Lương nói, đồng thời cho biết trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, Học viện Quân y tiếp tục tuyển chọn tình nguyện viên để thực hiện giai đoạn 2, nhằm đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19. Các tình nguyện viên tham gia tiêm thử ở giai đoạn 2 tập trung vào lứa tuổi 18-50, có thể mở rộng từ 12-75 tuổi.

Với những kết quả khả quan bước đầu như trên, hy vọng vắc xin Covid-19 của Việt Nam sẽ sớm thành công, đưa vào sản xuất đại trà. 

Trước tình hình diễn biến dịch như hiện nay, Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Covid-19 như: Hạn chế đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người; Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt tiếp xúc. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.