Oan hồn trinh nữ nhập 'linh thụ' canh giữ kho báu?

 Cây dầu đôi linh thiêng trước chùa Hoa Tiên.
Cây dầu đôi linh thiêng trước chùa Hoa Tiên.
(PLO) -Đến với xứ Trầm Hương Khánh Hòa, nhiều người không chỉ được đắm mình trong phong cảnh hữu tình của trời biển mênh mông, mà bên cạnh đó là những câu chuyện tâm linh đầy huyền bí. Một trong những câu chuyện được đồn đoán hàng trăm năm nay đó là hai cây linh thụ ở cạnh chùa Hoa Tiên (Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) gắn với những lời nguyền rùng rợn về “oan hồn trinh nữ” và “thuật ngũ hành” kì lạ có một không hai. 

Cây dầu đôi linh thiêng

Tọa trên con đường Trần Cao Vân của Thị trấn Diên Khánh sầm uất là ngôi cổ tự có lịch sử vài trăm năm với những đường nét cổ kính còn nguyên vẹn. Đáng chú ý hơn cả là cặp dầu đôi sừng sững trước chùa như một minh chứng về những tháng năm thăng trầm của ngôi chùa cổ Hoa Tiên.

Dưới những tán lá sum suê là gốc cây đại thụ với hơn chục vòng tay ôm không xuể. Từ trước khi các vị tổ sư khai lập chùa Hoa Tiên thì cây đã mọc sừng sững ở đó rồi, qua bao thế hệ người dân sinh sống nhưng không ai dám chặt phá hay leo trèo lên trên thân cây vì sợ “thần thánh” bắt tội.

Trước đây có rất nhiều người muốn đốn hạ cây dầu đôi này để thành lập nhà hát nhưng  khi đưa các máy móc vào thì hết thảy đều không thể hoạt động được. Nhiều người còn đưa cả máy ủi đến để hy vọng đốn hạ được, nhưng khi máy được đưa đến thì bỗng nhiên thành đống sắt phế liệu. Sau khi không tìm được cách đốn hạ, những người chủ đầu tư đành phải cho xây dựng nhà hát sang bên cạnh.

Thầy Thích Chơn Đạo (Trụ trì chùa Hoa Tiên) giảng giải, những người có ý đồ bất chính muốn chặt phá cây dầu đôi này thì ban đêm thường không được ngủ ngon giấc mà mơ thấy những điềm báo không may. Có nhiều người trước kia vì không tin rằng cây cổ thụ này “có linh” nên đã viết vẽ bậy lên đây, khuya về thường thấy một “người cõi âm” đến đến để trách phạt.

Sau đó những người này bị bệnh ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Từ đó, dân làng sống quanh vùng không ai dám mạo phạm đến “linh thụ” mà thường đến ngày lễ rằm đến thắp nhang cầu phúc. Kì lạ hơn, nhiều người tin vào “thần cây” đến nhang khói cầu khẩn thì thường cầu được ước thấy một cách khó hiểu.

Liền kề với cây dầu đôi là miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong uy nghi. Tương truyền, Trịnh Phong sinh ra và lớn lên ở thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Vốn là người  văn võ song toàn nên khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương (tháng 8/1885), ông ra làm quan Đề lại, đóng ở thành Diên Khánh (Khánh Hòa). Vốn kết giao với nhiều những người “anh hùng” cùng chí hướng nên khi ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp thì nhiều thành phần sĩ phu trong cả nước hưởng ứng dưới lá cờ của “Bình Tây đại tướng”.

Sau khi làm lễ tế cờ ở Xuân Sơn, nghĩa quân của Trịnh Phong tuyên bố không phục tùng chính quyền Đồng Khánh (tay sai của Pháp) và kiên quyết hưởng ứng theo đường lối của phong trào Cần Vương chống Pháp. Bộ chỉ huy đã không ngừng rèn tập binh sĩ và bày binh bố trận ở những nơi trận địa hiểm yếu như sông Cái, Thủy Xưởng, và phần lớn ở Nha Trang. 

Trước sự phát triển lực lượng của quân ở Nam Trung bộ nên thực dân Pháp quyết định tấn công nhanh vào những điểm yếu ở Khánh Hòa, Ninh Thuận Bình Thuận.

Ngày 5/7/1886 quân đội viễn chinh đổ bộ lên Phan Rí (Bình Thuận) và cuối tháng 7/1886 thì quân Pháp đã chiếm xong Bình Thuận. Đầu tháng 8/1886 quân viễn chinh Pháp do tướng Lhemitte chỉ huy lính thủy và lính bộ tiến thẳng ra Ninh Hòa và Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa).

Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Trịnh Phong chỉ huy đã chiến đấu kiên cường với sự giúp sức của nhân dân địa phương đã làm tổn thương phần lớn cho quân địch. Nhưng ngay sau đó, quân địch được tiếp thêm vũ khí tối tân cùng với tăng cường quân viễn chinh đến Khánh Hòa nên thành Diên Khánh nhanh chóng thất thủ. Cùng lúc đó, nhiều thủ lĩnh tài trí của quân khởi nghĩa bị giặc bắt giữ và hạ thủ.

Cuối tháng 6/1886 Trịnh Phong bị bắt, sau khi không mua chuộc được người anh hùng đất Nha Trang, quân địch đã đem ông ra hành xử để uy hiếp tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Ngay sau đó, nhiều người tướng dưới tay của Trịnh Phong cũng ngang nhiên nhận lấy cái chết để biểu dương tinh thần bất khuất của nhân dân Khánh Hòa nói riêng và nhân dân ta nói chung.

Sau cái chết oanh liệt của đại tướng Trịnh Phong, nhân dân vô cùng thương tiếc và nhiều câu chuyện mang tính huyền thoại được lưu truyền để khẳng định đức độ cũng như tài trí của người anh hùng yêu nước Trịnh Phong. Và cây dầu đôi trước cạnh chùa Hoa Tiên cũng là một minh chứng về sự linh thiêng của Bình Tây địa tướng Trịnh Phong.

Người dân địa phương còn kể lại rằng, trước đây có người phụ nữ ở địa phương đi ngang qua cây dầu đôi thấy một đầu lâu treo lơ lửng trên cây mà kinh hồn bạc vía. Nhiều người tin rằng cây dầu đôi này là nơi mà trước đây thực dân Pháp đã xử trảm và treo đầu của Trịnh Phong. 

Trên bề mặt thân cây dầu đôi có những hình thù kì dị mà theo như những người dân địa phương sống gần đó cho biết, những hình thù kì lạ này đã có cách đây khoảng mấy trăm năm rồi. Kì thú hơn là những hình xù xì đó trông rất giống cảnh các vị Chư Phật đang cúi đầu trước Đạt Ma Sư Tổ. Chính những điều kì lạ không thể lí giải này đã khiến cho cây dầu đôi nói riêng, và ngôi cổ tự nói chung mang một vẻ huyền bí thiêng liêng. 

Tương truyền rằng từ gốc cây dầu đôi này hàng trăm năm về trước xuất hiện những điều kì lạ mà mãi đến bây giờ không có khoa học nào giải được, đó là chuyện về cặp rắn thần thường xuyên xuất hiện để canh giữ cây đại thụ để cấm cản những người có ác tâm muốn đốn hạ cây dầu đôi để chiếm dụng đất làm của riêng.

Liền với đó là câu chuyện kì lạ về việc hai pho tượng trồi lên từ gốc cây dầu đôi này. Hai tượng Phật Lồi được kính cẩn đem vào chùa thờ phụng, nhưng không hiểu nguyên do vì đâu sau một đêm thì một pho tượng đã biến mất, pho còn lại thì bỗng ngã từ trên cao xuống và đầu lìa khỏi thân. Nhiều người tin rằng cây dầu đôi đã sống lâu năm nên có “linh khí” và trở thành nơi trú ngụ của những vị thần phật. 

Kho báu ngàn năm dưới gốc cây cốc cổ đại

Cách cây dầu đôi khoảng 200m về phía Tây là cây cốc cổ đại tương truyền có kho vàng Hời (vàng của người Chiêm Thành cổ). Thầy Thich Chơn Đạo vừa kể chuyện vừa quả quyết với chúng tôi rằng kho vàng khổng lồ với nhiều châu báu ở dưới gốc đại thụ này là hoàn toàn có thật, vì nhiều người dân địa phương sống ở gần với “linh thụ” thường thấy ánh vàng hắt lên sáng rực một góc trời, nhiều người còn tận mắt thấy được vàng xuất hiện trong đêm tối.

Tương truyền rằng, đấy là kho báu khổng lồ của một người dân Chiêm Thành giàu có chôn cất còn vì nguyên nhân nào thì cho đến nay vẫn chưa thể lí giải được. Chôn cùng với kho báu bí ẩn này là những bùa chú “trấn yểm” để những kẻ xấu không thể nào đột nhập vào để lấy được.

Chính vì những bùa yểm “cao tay” này nên đến tận bây giờ vẫn chưa có ai hóa giải những lời nguyền đó để có thể lấy được kho báu quý giá.

Cây cốc cổ đại tương truyền có kho báu của người Chiêm Thành.
Cây cốc cổ đại tương truyền có kho báu của người Chiêm Thành.

Sư thầy Đại Đạo Thích Chơn Đạo kể lại rằng, trước đây có một công sứ Pháp khi hay tin ở  vùng đất Diên Khánh (Khánh Hòa) có kho báu vàng Hời khổng lồ nên đã sớm có ý định chiếm đoạt. Nhưng dù có dùng trăm phương ngàn kế thì cũng không thể nào quật ngã “linh thụ” để đào kho báu dưới lòng đất được.

Nhiều người cho rằng vì kho báu này đã tồn tại lâu đời nên số vàng bạc chứa đựng trong đó đã hóa thành tinh, và có thể di chuyển để tránh việc bị kẻ khác lấy đi. Cũng có người cho rằng vị Công sứ dù có quyền lực trong tay để không bị dân chúng tại địa phương cản trở, nhưng khi tiến hành truy tìm kho báu thì gặp những yếu tố tâm linh quở phạt.

Hơn nữa, gốc cây cốc này đã thành “linh mộc” nên bất kì ai đụng chạm đến sẽ tự rước họa vào thân. Bên trong “linh mộc” mấy trăm năm này tương truyền có những “oan hồn trinh nữ” luôn ẩn hiện để canh giữ nên rất khó cho những kẻ nào muốn  chạm đến được “thánh địa dưới lòng đất” của cây đại thụ.

Chính vì những lời nguyền đáng sợ xung quanh “linh mộc” đã khiến cho vị công sứ phải từ bỏ ý định chiếm hữu kho báu riêng cho mình, mà về nước để tránh khỏi nạn diệt vong.

Li kì “oan hồn trinh nữ” ẩn hiện quanh gốc cây cốc

“Kho báu vàng Hời của người Chiêm Thành ở dưới gốc cây cổ thụ là có thật, nhưng bao năm qua vẫn không bị kẻ xấu lấy đi vì có một thế lực “siêu nhiên” canh giữ. Khi một kẻ nào có âm mưu muốn chiếm đoạt thì lập tức bị những “oan hồn trinh nữ” làm cho kinh hồn bạt vía mà không còn nghĩ đến nữa, có nhiều người vì cố chấp muốn độc chiếm kho báu mà bây giờ trở nên khùng khùng điên điên, thậm chí có người mất mạng.

Hơn nữa, người Chămpa rất giỏi về chiêm tinh và thuật toán nên rất có thể họ chôn kho báu theo kiểu ngũ hành tương sinh tương khắc rất khó để hóa giải”, thầy Thích Chơn Đạo lí giải thêm.

“Có những người tận mắt nhìn thấy vàng khi đang đi làm về khuya, những đồng tiền vàng cứ bay qua bay lại lấp lánh xung quanh gốc đại thụ nhưng khi tìm đến thì không còn thấy nữa. Nhiều lần như vậy nên người dân tin rằng số vàng đó đã “thành tinh” và có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác được. 

Rồi rất nhiều người từ xa tới cũng muốn chiếm hữu kho báu khổng lồ ngàn năm này nhưng không những trở về tay không mà có người còn bị bệnh “ngơ ngơ ngẩn ngẩn” nằm liệt giường, thậm chí có kẻ bỏ mạng mà không hiểu lí do.

Đến bây giờ, mặc dù rất nhiều người muốn có được số vàng bạc châu báu đấy, nhưng hết thảy đều run sợ trước những lời đồn đoán về những“oan hồn trinh nữ” sẵn sàng “bóp chết” những ai dám ủ mưu lấy cắp kho báu”, cụ Nguyễn Hoàng Lộc nhà gần chùa Hoa Tiên cho biết thêm.

“Người dân Chiêm Thành xưa rất giỏi về thuật dùng bùa ngải, mỗi khi có việc gì liên quan đến vàng bạc hay thứ gì quý giá thì đều tìm  đến thầy mo và những phép bùa chú linh thiêng rất khó đoán lường được.

Riêng ở những khu mộ của người Chăm trước đây còn tồn tại trên đất Khánh Hòa này cũng khá nhiều, mỗi khu mộ được đồn đoán rằng có nhiều vàng bạc được chôn cất cùng với người chết. Sau đó là những bùa ngải được chôn cùng với số vàng bạc đó, tùy theo những gia đình giàu nghèo khác nhau mà có những cách chôn bùa ngải khác nhau.

Có những nhà quyền quý vương tộc thì thường hiến tế người sống “ém” vào những khu một cổ đó để “theo hầu” người chủ đã khuất, hoặc có những trường hợp đặc biệt hơn đối với những người giàu có thường dùng bùa chú bằng cách sát hại những trinh nữ đã nuôi từ nhỏ để đem chôn theo những vật báu của mình vì họ cho rằng linh hồn của những người trinh nữ rất linh thiêng.”, thầy Thích Chơn Đạo cho biết.

Khi được hỏi về vấn đề này, thầy Chơn Đạo giảng giải, trong văn hóa người Chăm trước kia thường có rất nhiều giai thoại về việc sử dụng bùa ngải để trấn áp những thứ quý giá của riêng mình hoặc một dòng tộc.

Và hình thức “ém” bằng trinh nữ theo như sư thầy biết là, họ tập trung 1 số  nữ tỳ còn trinh trắng lại, sau đó sai người giết bỏ chỉ để lấy thi thể. Kế tiếp những tỳ nữ sẽ bị rạch bụng để lấy sạch nội tạng ra ngoài, sau cùng là việc các thầy mo sẽ tiến hành yểm bùa chú vào những thi thể này và đem chôn cất xung quanh những vật người chủ cần canh giữ.

Vì theo như tín ngưỡng của người Chăm, khi đã mổ bụng lấy nội tạng thì người chết không thể ăn thức ăn do người sống đưa xuống, như vậy linh hồn sẽ không được đầu thai trong kiếp sau, mà phải mãi mãi ở nơi đó để giữ của cho đến khi đích thân người làm bùa phép đó đến hóa giải thì mới có thể siêu thoát được. 

“Ngũ hành kì trận” canh giữ kho báu

Hằng đêm, ở gốc cây dầu đôi trước chùa Hoa Tiên có những ánh sáng vàng óng ánh di động trong một không không gian nhất định, người dân địa phương đồn đoán rằng đó là “oan hồn” các trinh nữ bị chôn sống đang canh giữ kho báu hiện lên để tìm thức ăn.

Nhiều người cũng không khỏi nghi ngờ rằng, đó là do số châu báu trong kho vàng Hời đã “thành tinh” nên ban ngày không dám xuất hiện vì sợ ánh nắng mặt trời, chỉ chờ đến đêm mới rời khỏi kho báu để bay lên mặt đất đi kiếm ăn.

Cũng không ít người nhìn thấy được vàng xuất hiện trước mắt nhưng vẫn không thể nào lấy được vì những “oan hồn” trinh nữ bay theo sau hộ tống và ngăn cấm những kẻ nào chạm đến được “chủ”. 

Tuy nhiên theo như thầy Đại Đức Thích Chơn Đạo cho biết, ngoài những lời đồn đoán về thần phật trú ngụ bên cây “linh thụ’ cùng với những lời nguyền về các “oan hồn trinh nữ” bị trấn yểm dưới gốc cây để canh giữ kho báu ra thì còn một nguyên nhân khác khiến cho hàng trăm ngàn người không thể khai quật được, đó là “trận ngũ hành” vô cùng huyền bí trong cách chôn cất kho báu.

Người Chiêm Thành xưa rất giỏi về toán số nên rất có thể kho vàng ngàn năm này được chôn cất theo sơ đồ “ngũ hành trận” một cách vi huyền khó có thể tiếp cận được.

Nếu muốn lấy được vàng ở kho báu dưới gốc cây đại thụ này thì phải đoán biết chính xác đến từng khắc một về thời gian cũng như vận hành tương xung tương khắc của kì trận. Hơn nữa, đã gần tới mấy trăm năm vận hành dưới lòng đất, nên rất có thể trận kì này có thể có “linh khí” biến hóa khôn lường”.

Thầy trụ trì Thích Chơn Đạo
Thầy trụ trì Thích Chơn Đạo

Có một thời gian người dân nhìn thấy lá cây dầu đôi trước chùa bỗng nhiên đổi màu thành vàng cả cây một cách hết sức kì lạ. Mọi người cho rằng do dưới gốc cây có kho báu nên cây không thể tìm được nguồn thức ăn cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.

Rồi sau đó đột nhiên cây lá lại xanh tốt và sum sê như trước, nhiều người đồn đoán rằng rất có thể cây dầu đôi được trồng trước kia đã chết rồi, cây mà mọi người nhìn thấy bây giờ là một “linh thụ” do các vị thần tiên trú ngụ và không cần phải tìm kiếm chất dinh dưỡng mà vẫn xanh tươi lạ thường qua mấy trăm năm tuổi.

Trên bề mặt thân cây có những hình thù kì lạ mà theo như thầy Thích Chơn Đạo cho biết: “Những hình trên gốc cây này đã có cách đây hàng mấy trăm năm rồi, đặc biệt là những hình đó không phải do ‘người trần mắt thịt” chạm khắc mà tự nhiên lại xuất hiện như vậy.

Trải qua thời gian cùng với sự phát triển của đất nước, những câu chuyện linh thiêng về đại tướng Trịnh Phong cùng với những huyền tích về kho báu ngàn năm của ở gốc cây Cốc đại thụ vẫn sống mãi trong lòng biết bao thế hệ.

Có nhiều lời giải thích khác nhau, nhiều câu chuyện theo dệt khác nhau xung quanh hai cây đại thụ linh thiêng làm đẹp thêm cho mảnh đất hiền hòa Xứ Trầm Hương.

Và theo những bước chân hiền hòa của dòng chảy lịch sử, những thế hệ đời sau thêm hiểu về những giá trị tinh thần cao đẹp của người dân nước Việt và ngày càng thêm tin yêu hơn hồn dân tộc.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.