Nữ sinh Việt được dạy thế nào để liên tiếp nhận học bổng 12 ĐH danh tiếng thế giới?

Võ Tường An và  cha mẹ.
Võ Tường An và cha mẹ.
(PLO) - Võ Tường An, nữ sinh ở Quảng Ngãi đã trở thành “hiện tượng” của giới trẻ khi liên tiếp nhận 12 học bổng từ các trường danh tiếng quốc tế. Và câu chuyện được rất nhiều phụ huynh quan tâm, là làm sao mà cha mẹ Tường An ở một vùng quê xa xôi lại có thể nuôi nấng, giáo dục Tường An để cô gái nhỏ có thể phát huy sở trường và tỏa sáng?.

Trọng sự học – “bí kíp” đầu tiên

Giờ đây, Võ Tường An đã là cô nữ sinh nổi tiếng trong cả nước. Trước đó, hầu như chưa có học sinh Việt nào đạt kỉ lục như Tường An: chinh phục được 12 học bổng của các trường đại học danh tiếng thế giới, trong đó có các học bổng toàn phần của các trường hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, Yale… Không những thế, cô gái Việt bé nhỏ từ lúc chưa qua 18 tuổi đã là thủ lĩnh của nhiều hoạt động cộng đồng mang tính quốc tế dành cho giới trẻ.

Điều làm nhiều người nể phục, đó là Tường An sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, một vùng đất còn gian khó và thiếu nhiều điều kiện để tiếp cận với những chương trình học hiện đại. May mắn của An là được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, trọng sự học.

Gia đình không quá khá giả, nhưng từ sớm anh trai Tường An đã sớm được gửi vào TP HCM, học ở Trường chuyên Lê Hồng Phong để có điều kiện học tập tốt, phát huy năng lực. Biết con mê tiếng Anh từ nhỏ, nhưng thị trấn xa xôi chưa có Trung tâm ngoại ngữ, cha mẹ An luôn tạo điều kiện cho con. Không được học ở Trung tâm lớn, Tường An được anh trai tư vấn cách học qua internet, qua mạng xã hội. Skype là một công cụ rất hữu ích đối với Tường An, giúp cô bé mày mò, kết nối với bạn bè quốc tế để giao lưu, học hỏi và tăng khả năng ngoại ngữ của mình. Mỗi mùa hè, Tường An được cha mẹ cho vào TP HCM để theo học các khóa ngoại ngữ chất lượng.

Tường An có tố chất của một “thủ lĩnh thanh niên” ngay từ nhỏ, thể hiện qua sự tự lập, năng động, quyết đoán và cực kì ham học hỏi. Và những tố chất ấy được gia đình vun vén thêm rất nhiều, tạo tiền đề cho những bước đi của cô bé về sau.

Tường An kể, ban đầu cô bé chưa bao giờ có ý nghĩ mình sẽ đăng kí nhận học bổng đi du học nước ngoài. Ở quê Tường An, nói chuyện đậu đại học còn là điều khá xa vời, là mơ ước bao người, ai dám mơ chi đến chuyện du học xa xôi. Nhưng rất tình cờ, vào cuối cấp 2, Tường An được gia đình “cử” đi Đà Nẵng tham gia một buổi hội thảo về du học để tìm hiểu thông tin giúp anh trai đang học ở TP HCM, cô bé thử tham gia phỏng vấn và đã được Trường Đại học Misissippi cấp học bổng và mời tham gia một trại hè tại đây. Một mình cô gái nhỏ lên đường sang Mỹ tham gia trại hè trong suốt nhiều tháng liền. Từ đây, ước mơ dần được nhen nhóm, khởi đầu cho nỗ lực giành “cơn mưa” học bổng sau này.

Cha mẹ… áp lực vì con giỏi giang?

Võ Tường An chia sẻ, cha mẹ cô bé là những bậc phụ huynh có cái nhìn rất cởi mở và luôn khuyến khích con thực hiện ước mơ. Tường An thích học ngoại ngữ, cha mẹ tạo mọi điều kiện. Rồi khi cô bé lớp 8 bỗng nhiên về thông báo cho gia đình và chuẩn bị hành trang đi trại hè ở Mỹ xa lạ, dù lo lắng cho con, cha mẹ Tường An vẫn ủng hộ cô hết mực. Cho đến những năm cuối cấp 3, Tường An thổ lộ ý muốn chinh phục các học bổng của trường đại học thế giới, cha mẹ Tường An cũng khuyến khích con tìm hiểu thông tin và thử sức mình.

Có rất nhiều câu hỏi Võ Tường An thường nhận được, xoay quanh “bí quyết” làm thế nào để cha mẹ Tường An có thể ủng hộ, khuyến khích mà không tạo áp lực cho con. Trả lời những câu hỏi này, cô gái nhỏ Tường An thường đùa, thực ra, người chịu áp lực là… cha mẹ Tường An chứ không phải bản thân cô bé, bởi Tường An rất “cứng đầu”, luôn có chính kiến và rất nhiều lần đi ngược lại những mong muốn của gia đình. Ban đầu, gia đình Võ Tường An cũng có những kì vọng, mong muốn con mình có thể thực hiện.

Cả gia đình từ cha mẹ, anh trai, ông bà nội, ngoại không ai theo ngành xã hội. Mọi người vạch ra định hướng cho cô bé là sẽ theo học ngành Y, rồi ra trường, về làm việc tại Bệnh viện đang được xây dựng tại Núi Thành, Quảng Nam, không quá xa nhà. Nhưng Tường An luôn để giấc mơ của mình vượt xa những mong muốn cha gia đình. Cô bé say mê các môn học xã hội, nghiên cứu nhiều về lịch sử, triết học… Bằng những lý lẽ xác đáng và nỗ lực, Tường An đã dần hướng gia đình ủng hộ cho ước mơ của mình.

Tường An, với sự chín chắn và trải nghiệm hơn tuổi của mình rất nhiều, đã chia sẻ rằng, cô bé thường thấy, có những bậc cha mẹ đặt cho con cái những áp lực, áp đặt mong muốn của mình lên con, hoặc so sánh con mình với những bạn trẻ khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải nhìn nhận, hoạch định con đường phát triển của con dựa trên môi trường con đang thụ hưởng, dựa trên năng lực và sở nguyện của con. Phụ huynh đừng nên sợ thử nghiệm, hãy tạo cho con những khoảng trống cần thiết để con dám nghĩ, dám làm, dù có vấp ngã cũng sẽ biết mình thực sự cần gì. 

Bên cạnh đó, lời khuyên của Tường An dành cho các bạn trẻ, đó là muốn đeo đuổi ước mơ thì cần phải có chính kiến, phải có nỗ lực và lý lẽ để thuyết phục cha mẹ. Đồng thời, tuổi trẻ còn non nớt, đôi khi chưa thực sự biết mình cần gì, muốn gì, lắng nghe những lời khuyên của cha mẹ là điều rất cần thiết, đó là những hành trang hữu ích để các bạn trẻ bước vào đời, dùng trải nghiệm sống để xác thực con đường mình muốn đi. Câu chuyện giữa Võ Tường An và cha mẹ mình đã đem lại một bài học rất thú vị và hữu ích về nuôi nấng, giáo dục con cho các bậc cha mẹ.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...