Nữ sinh giỏi quên đăng ký trúng tuyển có được Đại học Luật Hà Nội tiếp nhận?

Nữ sinh Đặng Thị Huyền tại lễ tuyên dương học sinh giỏi người dân tộc thiểu số tổ chức ngày 5/11/2016.
(nguồn ảnh Internet)
Nữ sinh Đặng Thị Huyền tại lễ tuyên dương học sinh giỏi người dân tộc thiểu số tổ chức ngày 5/11/2016. (nguồn ảnh Internet)
(PLO) - Trong số 102 gương mặt học sinh giỏi người dân tộc thiểu số được vinh danh, có thể nói, Đặng Thị Huyền nữ sinh người dân tộc Hoa ở thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, Hà Giang đã trở thành nổi tiếng vì câu chuyện đạt giải quốc gia nhưng vẫn trượt đại học của em. 

Điều đáng nói là một trong những ngôi trường đại học mà nữ sinh Đặng Thị Huyền có nguyện vọng theo học là Đại học Luật Hà Nội. Và sau lá thư cầu cứu của em gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, sau công văn của Bộ gửi trường,  Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Vì sao Đặng Thị Huyền quyết định viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT?

Đặng Thị Huyền học lớp 12 Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 - cấp 3 Yên Minh (Hà Giang). Năm học 2015-2016, Huyền được chọn dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý và đạt giải Ba. Trong kỳ THPT quốc gia, em cũng đạt điểm khá cao với 7,5 điểm môn Văn, 7 điểm môn Sử và 9 điểm môn Địa lý. Tính thêm điểm cộng ưu tiên dành cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, Huyền được 27,5  điểm.

Sau khi nhận giấy báo điểm, Đặng Thị Huyền đã làm hồ sơ gửi xét tuyển vào hai trường là Đại học Luật Hà Nội (ngành Luật Kinh tế và Luật) và Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Sư phạm Địa và Việt Nam học). Điểm số cho thấy, Huyền trúng tuyển vào Đại học Luật Hà Nội ngành Luật và Đại học Sư phạm Hà Nội ngành Việt Nam học.

Tuy nhiên, Huyền đã không gửi giấy chứng nhận kết quả thi vì không biết quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận về trường ngay sau khi có điểm chuẩn mà nghĩ rằng khi nào có giấy trúng tuyển, lên trường nhập học mới phải nộp giấy báo điểm. Do đó, Huyền chờ mãi mà không thấy giấy báo trúng tuyển.  

Lý giải nguyên nhân, các cán bộ làm công tác tuyển sinh cho rằng, trường hợp của Huyền có thể do em đã đỗ nhưng không biết mình có tên trong danh sách thí sinh trúng tuyển và không gửi giấy chứng nhận kết quả thi về trường để xác định việc sẽ theo học.

Trong khi đó, theo quy chế năm nay, trong vòng 5 ngày kể từ khi trường công bố danh sách trúng tuyển trên cổng thông tin điện tử của trường, thí sinh phải gửi giấy chứng nhận kết quả thi về trường. Thời gian gửi giấy trúng tuyển được căn cứ trên dấu bưu điện. Sau thời gian trên, nếu trường không nhận được giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh thì thí sinh đó sẽ được coi như thí sinh ảo và bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển.

Khi được mời về lễ vinh danh những gương mặt học sinh giỏi người dân tộc thiểu số vừa được tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, Đặng Thị Huyền rất buồn khi biết tất cả bạn bè đều đã học đại học còn mình thì không. Em đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT Phùng Xuân Nhạ bày tỏ nguyện vọng được xem xét giải quyết để em có thể bước chân vào ngưỡng cửa đại học như ước mơ. Cùng với đó Sở GĐ-ĐT tỉnh Hà Giang cũng có kiến nghị để xem xét, tiếp nhận thí sinh Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển. 

Sự việc sẽ được đưa ra Hội đồng tuyển sinh nhà trường để bàn bạc kĩ lưỡng

Sau bức thư của nữ sinh Đặng Thị Huyền, Bộ GD - ĐT đã tiến hành kiểm tra các thông tin có trong hệ thống quản lý tuyển sinh. Kết quả kiểm tra cho thấy, những thông tin do thí sinh Đặng Thị Huyền cung cấp là chính xác và cho đến thời điểm này, thí sinh chưa đăng ký nhập học vào bất kỳ trường đại học nào. Vì thế, ngày 7/11 Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Trường Đại học Luật Hà Nội đề nghị trường căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình thí sinh Đặng Thị Huyền và ý kiến đề nghị của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.

Về phía Trường Đại học Luật Hà Nội, đại diện nhà trường cho biết, nhà trường đã nhận được công văn từ Bộ GD-ĐT cũng như nắm được tinh thần về việc căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình thí sinh và ý kiến của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào ngành học đã trúng tuyển. Tuy nhiên, vì mọi quyết định cuối cùng nằm ở Hiệu trưởng nhà trường, sau khi sự việc được đưa ra Hội đồng tuyển sinh nhà trường để có bàn bạc kĩ lưỡng. Ông Lê Tiến Châu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Hiệu trưởng nhà trường đang đi công tác và theo dự kiến sẽ có mặt ở Hà Nội vào ngày hôm nay 9/11.

“Bộ GĐ-ĐT không can thiệp vào quyết định của Đại học Luật Hà Nội” – đó là câu trả lời của đại diện Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT với báo chí. Theo đó,  mọi xác minh cho trường hợp của thí sinh Huyền, Bộ GD-ĐT đã thực hiện xong và đã nêu rõ lý tình của sự việc trong công văn gửi Trường ĐH Luật Hà Nội.

Theo nguyên tắc, phải chờ Hội đồng tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội quyết định. Trên cơ sở đó, nhà trường phải trả lời Bộ về hướng xử lý. Nếu không nhận thí sinh Huyền thì có lý giải nguyên nhân vì sao không được. “Chúng tôi xin nhắc lại, tùy quyền quyết định của Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ GD-ĐT không thể can thiệp được” – vị đại diện này khẳng định.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sau khi Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội có quyết định chính thức về việc này.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...