ĐH top trên cũng không tuyển đủ tân sinh viên

Thí sinh cần cân nhắc kĩ ngành học phù hợp với bản thân. Ảnh minh họa
Thí sinh cần cân nhắc kĩ ngành học phù hợp với bản thân. Ảnh minh họa
(PLO) - Hôm nay (31/8), kết thúc đợt xét tuyển bổ sung đợt 1, Bộ GD-ĐT đã cập nhật danh sách 163 trường ĐH hỗ trợ TS xét tuyển bổ sung đợt 1, trong số đó có rất nhiều trường top trên...

Nếu mùa tuyển sinh năm ngoái chộn rộn chuyện thay đổi nguyện vọng chọn trường, gây nên hiện tượng “rút ra nộp vào” thì năm nay là chuyện trường nào cũng tuyển không đủ số sinh viên theo chỉ tiêu bởi hồ sơ ảo.

Tiếc nuối khối trường quân sự

Sở dĩ những ngày qua, một số trường top trên có lượng TS đến rút hồ sơ là do 18 trường quân đội công bố tuyển bổ sung trên 1.000 chỉ tiêu vào hệ quân sự, hạ mức điểm nhận hồ sơ. Đặc biệt, khối trường quân sự, vốn là ưu tiên lựa chọn của rất nhiều TS do không mất chi phí đào tạo, không phải lo tìm việc sau khi tốt nghiệp. Những năm trước, các trường này thường lấy đầy chỉ tiêu ngay ở nguyện vọng 1. Ở đợt bổ sung này, điểm xét tuyển không quá cao, đa số ở ngưỡng 18 đến 20 điểm, có trường công bố nhận hồ sơ từ 16 điểm. Điều này khiến không ít TS dù đã trúng tuyển vào một trường nào đó nhưng vẫn không khỏi tiếc nuối.

Và theo nhận định của các trường ĐH, tình trạng xin rút hồ sơ chắc chắn sẽ còn có những đợt nữa. Theo thông báo của các trường khối công an, dự kiến 20-25/9, các trường cao đẳng công an nhân dân công bố điểm chuẩn, các trường trung cấp công bố trong khoảng nửa đầu tháng 10. 

Ông Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, những ngày qua, Trường phải tiếp đến hơn 50 trường hợp đến xin rút hồ sơ. Có phụ huynh lặn lội từ trong Thanh Hóa ra để xin rút hồ sơ cho con. Khi nghe trường giải thích, vị phụ huynh này còn giãy nảy lên yêu cầu nhà trường cho phép nộp vào được thì cũng phải cho phép rút ra được. 

Đồng thời, do thiếu chỉ tiêu, nhiều trường buộc phải hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thấp hơn so với điểm chuẩn đợt 1.  Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung giảm, số lượng chỉ tiêu xét bổ sung nhiều. Ngành tuyển rải ở cả các khối ngành nóng như bác sỹ đa khoa, công nghệ sinh học… từ các trường có thương hiệu hàng đầu đến những trường top giữa và top dưới… Đơn cử như ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, sau đợt xét tuyển đầu tiên, trường vẫn thiếu gần 1.300 chỉ tiêu cho tất cả 33 ngành đào tạo.

Để thu hút TS ở đợt xét tuyển bổ sung, trường công bố mức điểm nhận hồ sơ giảm ba điểm so với điểm chuẩn đợt một. Cụ thể, ngành Sư phạm Toán học, điểm chuẩn đợt một là 33 điểm (môn Toán nhân hệ số hai), nhưng điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung chỉ 29 điểm. Ngành Quản lý giáo dục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung từ 16,5 điểm trong khi điểm chuẩn đợt một là 19,5 điểm. Ngành Sư phạm Tin học điểm chuẩn đợt một là 19 điểm, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung là 16,5 điểm…

Thống kê của Bộ cũng cho thấy, tỷ lệ TS đăng ký vào hai trường lên đến trên 70%, đồng nghĩa với trên 70% TS dự xét tuyển là ảo. Nhiều TS có mức điểm khá có thể đỗ cùng lúc hai trường, nhưng sẽ chỉ được chọn đăng ký học một trường và bỏ trường còn lại, dẫn đến hiện tượng đỗ ảo.

Thí sinh đã có sự chọn lựa

Trước tình trạng TS, phụ huynh rút hồ sơ tại các trường đã trúng tuyển, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT bày tỏ, TS đã biết luật chơi (quy chế thi), đã chấp nhận cuộc chơi, giờ TS đòi rút ra là vi phạm, cố tình ăn gian. Hơn nữa, theo ông Nghĩa, việc cho phép TS được thay đổi nguyện vọng khi đã trúng tuyển sẽ dẫn đến tình trạng làm xáo trộn toàn hệ thống. Như thế sẽ giống tình trạng năm 2015, TS đổ xô đến rút rồi đổ xô đi nộp. 

Bởi lẽ năm nay, để tạo điều kiện cho các trường ĐH tuyển sinh vì quy chế năm nay TS được nộp hai trường nên có tình trạng ảo, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tuyển bổ sung đợt sau điểm chuẩn có thể thấp hơn đợt trước.  Chính vì vậy, nhiều TS sau khi nhận thông báo của các trường hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đã tiếc nên muốn đổi nguyện vọng. Tuy nhiên, TS đang nhầm lẫn giữa điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển. Trong đợt xét tuyển bổ sung, nhiều trường hạ điểm xét tuyển nhưng chưa chắc điểm trúng tuyển đã thấp hơn đợt đầu. Ông Nghĩa khẳng định, không một TS nào đã trúng tuyển nguyện vọng 1 có thể rút hồ sơ để nhập học chỗ khác vì hệ thống tự động đã khóa mã. 

Trước thực tế thay đổi của mùa tuyển sinh năm nay, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, phụ huynh, TS đã không học đại học bằng mọi giá, học đại học bằng sĩ diện, học đại học cho oai nữa… Có thể nói đến một số nguyên nhân chính của việc không tuyển đủ chỉ tiêu của các trường là: khó xin việc làm sau tốt nghiệp; học phí và chi phí sinh hoạt; tư tưởng học đại học bằng mọi giá đã thay đổi trong xã hội…

Và có một sự chuyển mình rất đáng suy ngẫm rằng đã tới lúc trường cần sinh viên chứ không phải sinh viên chầu chực với trường; nay trường công cũng phải cạnh tranh với trường tư để thu hút sinh viên chứ không phải cứ ngồi chờ sinh viên xếp hàng xin vào học. Bởi sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chất lượng, danh tiếng và sức hút của nhà trường.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...