Xét tuyển Đại học, Cao đẳng NV1 chưa hết lo thí sinh 'ảo'

Từ ngày 14/8, thí sinh trúng tuyển phải nộp ngay phiếu báo điểm để khẳng định vào trường. (Ảnh minh họa)
Từ ngày 14/8, thí sinh trúng tuyển phải nộp ngay phiếu báo điểm để khẳng định vào trường. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Hôm nay (12/8) là ngày cuối xét tuyển đại học (ĐH) theo nguyện vọng 1. Khác với cảnh chen chúc, lộn xộn rút nộp hồ sơ nguyện vọng 1 kỳ thi năm 2015, năm nay nay tại các trường ĐH đã không còn tình trạng này. Thậm chí tới sát những ngày cuối, thí sinh vẫn... thong thả. Tuy nhiên, vì mỗi thí sinh được nộp 2 nguyện vọng vào 1 trường nên hầu hết các trường đều lo thí sinh “ảo”...

Thí sinh đừng ngộ nhận

 Mùa tuyển sinh năm 2016, tại nhiều trường ĐH ở Hà Nội đã không còn tình trạng thí sinh phải chen chúc rút, nộp hồ sơ như năm 2015. Năm ngoái, các thí sinh có thể biết ngay mình đỗ hay trượt trong những ngày cuối cùng của đợt xét tuyển và có thể rút hồ sơ để chuyển sang trường khác. Tuy nhiên, năm nay, quy định không cho thí sinh rút, nộp hồ sơ từ trường này sang trường khác theo phản ứng đám đông như năm trước, do đó đã không còn tình trạng thí sinh và phụ huynh nơm nớp lo mình bị loại dù điểm cao.

Đồng thời, năm nay, thí sinh có thể nộp đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh. Việc này để tránh tình trạng thí sinh ở xa phải đến các thành phố lớn gây tốn kém, vất vả.

Từ ngày đầu tiên đăng ký xét tuyển đến nay chưa xảy ra tình trạng nghẽn đường truyền internet. Ông Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, công tác xét tuyển cũng không còn gây bức xúc cho phụ huynh và thí sinh như năm 2015. Những thí sinh đăng ký xét tuyển qua internet cũng không gặp tình trạng nghẽn đường truyền.

Trong quá trình xét tuyển thí sinh chỉ gặp một số trục trặc nhỏ như: sai mã ngành trong hồ sơ, những thí sinh đăng ký xét tuyển qua internet không biết nộp lệ phí xét tuyển như thế nào… Tuy nhiên, những vướng mắc này cũng được cán bộ tuyển sinh giúp đỡ thí sinh sửa chữa kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho các em.

Hiện đã có một số trường ĐH đầu tiên chính thức công bố điểm chuẩn như  ĐH Luật TP Hồ Chí Minh và ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Trước đó, một số trường tốp trên như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Thái Bình, Học viện Ngoại giao, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, Đại học Thủy lợi… đều lấy điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 15. Mức điểm này tương đương với mức điểm sàn do Bộ GD- ĐT quy định. 

Tuy nhiên, việc những trường tốp trên nhận hồ sơ xét tuyển với mức điểm là 15 sẽ khiến cho thí sinh lạc vào ma trận điểm chuẩn của các trường. Đồng thời, các trường tốp trên cũng sẽ “hớt” hết thí sinh của những trường tốp dưới. Bởi với mức điểm chuẩn vào trường là 15 sẽ có rất nhiều thí sinh lựa chọn các trường tốp trên để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và bỏ qua việc đăng ký xét tuyển vào những trường tốp dưới.

Trong khi đó, các trường tốp trên sẽ lựa chọn thí sinh bằng cách lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Khi đó, những thí sinh có mức điểm chuẩn là 15 có thể phải xét tuyển sang nguyện vọng 2, như vậy cơ hội để chọn trường, chọn ngành cũng sẽ hẹp lại. Đồng thời, những trường tốp dưới cũng phải chờ đến nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mới có thể tuyển đủ chỉ tiêu.

Lo 50% thí sinh “ảo”

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong thời gian xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh được nộp 2 nguyện vọng vào 2 trường khác nhau và không được rút ra - nộp vào như năm trước. Điểm mới này tạo thuận lợi cho thí sinh nhưng theo lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ thì điểm mới này đã khiến các trường rơi vào thế lo lắng hồ sơ “ảo”.

Bởi lẽ, một thí sinh nộp hồ sơ vào cùng lúc 2 trường. Với mức điểm của mình các em rất có thể sẽ đỗ cả 2 trường nhưng không thể rút hồ sơ ra. Các trường chỉ chắc chắn thí sinh vào trường khi thí sinh đến nộp giấy báo điểm.  Ông Bùi Đức Triệu - Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, điều lo lắng nhất của lãnh đạo trường là tỷ lệ thí sinh “ảo” vì thí sinh được nộp hồ sơ cùng lúc 2 trường với 4 ngành nhưng chỉ được chọn 1 ngành, 1 trường để học.  Năm nay chắc chắn tỷ lệ hồ sơ “ảo” sẽ rất cao, có thể lên tới 50% nên khó xác định bởi các trường xét tuyển theo nhiều hình thức”. 

Trước lo lắng thí sinh “ảo” có thể khiến các trường không tuyển đủ chỉ tiêu, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Bộ đã đưa ra hướng cho các trường lọc “ảo” bằng việc bắt buộc phải nộp giấy báo điểm (duy nhất) về trường sau khi biết điểm chuẩn và trúng tuyển. Nếu sau thời gian quy định (5 ngày) khi biết kết quả thí sinh không nộp thì coi như em đó bị hủy kết quả trúng tuyển. Điều này sẽ giúp các trường nắm được sĩ số trước khi thí sinh nhập học để có kế hoạch tuyển sinh tiếp”.

Theo lịch, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 từ 1/8 đến 12/8, đợt 2 từ 21/8 đến 31/8 và đợt cuối cùng từ 11/9 đến 21/9. Trong các đợt bổ sung, mỗi đợt thí sinh được đăng ký tối đa vào 3 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Thí sinh cũng không được thay đổi nguyện vọng trong từng đợt xét tuyển bổ sung này.

Nếu đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm, thí sinh được phép xét tuyển nhiều trường trong nhóm, mỗi trường 1 hoặc 2 nguyện vọng nhưng không quá 4 ở đợt 1 và không quá 6 ở các đợt xét tuyển bổ sung. Theo dự kiến, từ sáng 14/8, các trường sẽ thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển. Sau đó, thí sinh phải nộp phiếu báo kết quả thi của mình để xác nhận việc vào học tại trường. Nếu không nộp, thí sinh coi như không nhập học.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...