Nguyễn Thị Hương Trà (cựu học sinh chuyên Anh, trường THPT Quốc gia Chu Văn An) vừa được Dartmouth College, thuộc top 8 trường đại học khối Ivy League, hay còn được biết đến là một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ chấp nhận trợ cấp học bổng và hỗ trợ tài chính lên tới 260.000 USD, tương đương khoảng 6 tỷ đồng cho 4 năm học.
Ngay từ khi còn học cấp 3, Trà đã bắt ôn luyện chứng chỉ Advanced Placement (AP) để làm quen với chương trình tín chỉ ở bậc đại học Mỹ và giảm nhẹ những môn học đại cương khi bắt đầu du học với số điểm tối đa 5/5 cho 4 bài thi AP là Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics), Giải tích BC (Calculus BC), Tâm lý học (Psychology) và Bộ máy nhà nước - Chính trị Mỹ (U.S Government and Politics).
Điểm SAT mà Trà đạt được là tối đa 800/800 cho 4 bài thi bao gồm Toán 1- 2, Văn học Anh, Sinh học phân tử và 780/800 cho bài thi Lịch sử Mỹ. Cô bạn còn làm giàu bảng thành tích học tập của em bằng con số ấn tượng 35/36 cho bài thi đánh giá năng lực học tập và sẵn sàng cho việc học tập ở bậc đại học American College Testing.
Hương Trà sẽ bắt đầu du học ở ngôi trường mơ ước ở tiểu bang New Hampshire vào tháng 8 tới. Cuộc trò chuyện với nữ sinh này có thể tạo cảm hứng cho bạn trẻ hoàn thành ước mơ của em:
Hành trình du học Mỹ là một nỗ lực dài của Trà, đã có lúc nào Trà cảm thấy muốn bỏ cuộc?
- Từ nhỏ em đã rất muốn được đi du học, thậm chí còn hỏi ba mẹ để đi du học ngay từ cấp 3 nhưng tất nhiên là gia đình không đồng ý vì lý do an toàn. Thi xong cấp 3, em bắt đầu đi tham gia các hoạt động tình nguyện và bước đầu học các chứng chỉ yêu cầu như TOEFL. Sau đó lớp 11 và 12 dần hoàn thiện các bài thi khác và em cũng tham gia nhiều hoạt động hơn.
Thường mọi người hay nói du học sinh sẽ được các thầy cô “thông cảm và giúp đỡ” nên sẽ có phần nhàn hơn các bạn học trong nước. Nhưng mọi thứ đều có cái khó của nó, nhất lại là khi vừa phải cố gắng học trên lớp, vừa phải ôn luyện cho các bài thi chuẩn hóa. Hơn nữa, mẹ em lại là kiểu người truyền thống nên đặc biệt yêu cầu em phải giữ quá trình học tốt ở trường lớp cấp 3.
Có khó khăn nhưng em không cảm thấy muốn bỏ cuộc, bởi vì đi du học là mong muốn của em. Cho đến khi em thực hiện được mong muốn đó, em sẽ không bỏ cuộc.
Không nhận được sự đồng ý từ gia đình về quyết định du học, Trà đã làm gì để thuyết phục ba mẹ thay đổi quyết định?
- Sự phản đối của ba mẹ chủ yếu đến từ lý do an toàn. Cá nhân em nghĩ, khắp mọi nơi trên thế giới này đều chứa đầy những mối nguy hiểm. An toàn hay không là do em. Nếu như em sống trưởng thành và chín chắn hơn, ít nhất cũng khiến chính em và những người yêu thương em cảm thấy yên tâm.
Trà chụp ảnh lưu niệm cùng cô giáo và bạn |
Đó cũng là cách mà em thuyết phục gia đình. Có những lúc em ngồi lại tâm sự với mẹ về ước mơ đi du học và em sẽ hoàn thành ước mơ đó bằng cách nào. Em nghĩ điều đó khiến mẹ hiểu hơn về mong muốn của con gái và cuối cùng có thể thay đổi quyết định.
Nhưng cũng chính gia đình lại là chủ đề chính trong bài luận giúp Trà nhận được học bổng danh giá này?
- Sau rất nhiều bản nháp, em đã thử rất nhiều chủ đề trong cuộc sống (sở thích, học tập, đọc sách,..) nhưng cuối cùng em chỉ thực sự hoàn thành bài luận chính với chủ đề gia đình. em nghĩ chính tình cảm chân thành của em đã khiến các nhà tuyển dụng đồng ý cấp học bổng trong 4 năm theo học tại trường.
Điều Trà cảm thấy khó khăn nhất trong suốt quá trình apply học bổng vào Dartmouth College là gì?
- Điều em cảm thấy khó khăn nhất trong suốt quá trình apply học bổng và Dartmouth College là tâm lý của chính bản thân. Trước đó, năm lớp 12, em từng apply và thất bại. Cái em sợ nhất đó là thất bại lại đến một lần nữa. Nên tất cả mọi thứ em làm, em đều muốn nó phải được chỉn chu đến từng chi tiết. Điều ấy cũng khiến bản thân em bị áp lực hơn nhiều.
Suốt một năm chuẩn bị hồ sơ, Trà làm gì để cải thiện điểm số và tích lũy cho em những hoạt động ngoại khóa cần thiết?
- Đối với việc học thì em chỉ có thể chăm chỉ ôn luyện mà thôi. Nhưng ngoài ra em cũng tham gia các hoạt động ngoại khóa khác nữa, ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau: tình nguyện, kịch nghệ, truyền thông. Cái em muốn biết đó là cuộc sống đang thực sự diễn ra như thế nào đằng sau cuốn sách giáo khoa mà em đang đọc.
Ước mơ trong tương lai gần nhất của Trà là gì?
- Em đang viết một cuốn sách, là tuyển tập các câu chuyện nhỏ diễn ra trong cuộc sống mà bất kỳ ai cũng đều có thể trải qua nhưng cách mỗi người cảm nhận hay hành động lại hoàn toàn khác nhau. em rất mong muốn cuốn truyện em viết sẽ được thông qua và xuất bản để đến tay bạn đọc, hy vọng cuốn sách sẽ giúp họ chấp nhận các cách nhìn khác về vấn đề trong cuộc sống, để có thể hiểu và thông cảm cho nhau hơn.
Các vấn đề xảy ra trong cuộc sống của em, cá nhân em nghĩ, đều do cái tôi quá lớn của mỗi người khiến cho người ta khó có thể chấp nhận được nhau. Nhưng dần dần khi em trải qua được những vấn đề ấy, em đã hiểu ra nhiều bài học và muốn chia sẻ đến với mọi người, và em coi đây cũng là một lời cảm ơn đến những người đã giúp em có được những bài học quý giá ấy.
Với điểm số tuyệt đối 800/800 cho 4 bài thi môn SAT, Trà có thể chia sẻ bí quyết của em với những bạn đang có ước mơ du học?
- Khi học và thi, em chỉ nghĩ là sẽ cố gắng hết sức, chứ không phải lúc nào cũng đặt nặng vấn đề điểm số. Vậy nên em nghĩ, làm hay học điều gì cũng phải xuất phát từ sở thích trước, từ đó mới có động lực để tiếp tục. Em nghĩ thay vì để việc thi các bài thi chuẩn hóa trở thành “nghĩa vụ” thì hãy biến nó thành điều mình mong muốn làm.
Ngành học mà em sẽ lựa chọn khi học tập tại Dartmouth là gì?
- Hiện tại em đang hướng đến học Creative Writing (Viết sáng tạo) và Literature (Văn học). Từ bé em đã rất thích học Văn, đọc các loại sách truyện, chủ yếu là các tác phẩm Văn học, các cuốn tự truyện. Đến khi vào cấp 3, dù đỗ cả chuyên Anh và chuyên Văn nhưng khi đó em lại chỉ muốn tập trung học tiếng Anh nên đã chọn chuyên Anh. Nhưng cho đến bây giờ, em vẫn rất thích Văn học và mong muốn được theo học ngành này ở bậc đại học.
Thời gian lên đường cũng đã sắp tới gần, Trà đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi xa này?
- Em vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động ngoại khóa, trau dồi thêm các kĩ năng sống, gặp gỡ các anh chị, bạn bè mới. Ngoài ra, em cũng đọc nhiều sách hơn.
Cá nhân em nghĩ, mọi sự chuẩn bị đều là không đủ, chỉ có cái gì khiến bản thân an tâm nhất thôi. Vậy nên cuộc sống của em vẫn diễn ra như vậy, em vẫn làm những công việc như thường lệ. Cái gì đến thì em cứ đón nhận nó thôi.
“Trà là một cô bé thông minh, có đầu óc suy luận sắc sảo và khả năng logic rất tốt. Trà có tinh thần cầu tiến, luôn chủ động đối diện với những khó khăn. Bản thân em là giáo viên nhưng đôi khi cũng cảm thấy nể phục nỗ lực của em trước những mục tiêu lớn. Mình luôn tin tưởng rằng, cô bé này chắc chắn sẽ đạt được bất cứ điều gì em quyết tâm. Không chỉ thế, Trà cũng là cô bé sống tình cảm. Dù không còn dạy em, Trà vẫn thỉnh thoảng nhắn tin hỏi thăm em và không quên cảm ơn những điều em đã dạy cho em. Người giỏi bây giờ không thiếu, nhưng có cả khả năng, nhiệt huyết và trái tim như Trà có lẽ không nhiều.”
Nguyễn Thanh Hà -Giáo viên dạy AP Psychology (Tâm lý học)