Nông dân Cà Mau khóc ròng vì mưa bão

Người dân nỗ lực cột lúa lại với hy chờ nước xuống sẽ còn thu hoạch được
Người dân nỗ lực cột lúa lại với hy chờ nước xuống sẽ còn thu hoạch được
(PLO) - Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết trong những ngày qua đã làm cho việc thu hoạch lúa của bà con gặp rất nhiều khó khăn.
Những ngày này, đi dọc về các vùng ngọt hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp không khí ảm đạm của người dân, ai cũng lộ rõ trên khuôn mặt sự lo lắng, buồn rầu. Không rầu lo sao được, bởi nếu không có ảnh hưởng của thời tiết thì vụ mùa năm nay bà con chắc chắc đã có mùa bội thu. 
Theo nhiều hộ dân cho biết, năm nay nhờ chủ động trong sản xuất cùng với việc sử dụng giống lúa chất lượng nên năng suất lúa đạt khá cao, năng suất bình quân đạt từ 4,2 - 4,5 tấn/ 1 hécta, có nhiều hộ năng suất đạt đến 5,5 tấn/1 hécta nhưng thời tiết ảnh hưởng liên tục trong những ngày qua năng suất ấy đã không còn nữa và đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Ảm đạm hơn là có những hộ đã thu hoạch xong lúa vẫn nằm trơ trước sân nhà, được chùm bởi những mảnh bạc trắng, không bán được, cũng không phơi được nên người dân đành ngắm nhìn lúa lên mộng từng ngày, đều này sẽ dẫn đến chất lượng gạo giảm, giá bán cũng sẽ giảm theo thời gian sau này. Đáng nói nhất vẫn là các diện tích lúa đang còn ở ngoài đồng, những trận mưa lớn kéo dài trong những ngày qua đã làm cho ngàn hécta lúa của người dân chìm trong biển nước.
Ông Trần Ngọc Quý ở ấp 4, xã Khánh Lâm, người có hơn 1 hécta lúa đang chín rộ bày tỏ: “ Lúa đang tới ngày thu hoạch mà gặp mưa như thế này coi như chết, mưa 3 ngày nay diện tích lúa của tôi đã đỗ ngã và ngập khoảng 50%. Nếu không có mưa thì ước khoảng 30 giạ/công nhưng giờ thì không biết còn được bao nhiêu nữa, nông dân làm ruộng mà gặp cảnh này thì còn gì buồn bằng, coi như công sức bỏ ra 3 tháng trời nay gần như mất trắng”.
Để cứu diện tích lúa ngập, nhiều hộ đã dùng dây buộc lúa lại thành từng bó để chờ nước rút, cũng có nhiều hộ chủ động be bờ bơm nước nhưng những cách làm này cũng không mang lại hiệu quả, bởi hiện tại các bờ ruộng của người dân đã chìm sâu trong nước. 
Tương tự, bà Hữu Thị Bông (ngụ ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) ngậm ngùi: “Hôm trước thấy lúa ngập, nóng ruột quá tôi sách máy ra bơm mong cứu được lúa nhưng sau trận mưa lớn của ngày hôm qua, bờ, máy gì ngập hết nên giờ tôi cũng hết cách, chỉ còn biết đứng nhìn lúa nếu tình trạng này kéo dài trong vài ngày tới thì coi như lúa của tôi chẳng còn gì, bởi nó đã chín rụt dữ lắm rồi, nhìn lúa hao hụt tùng ngày đau dữ lắm”.
Đó là tình cảnh chung của hầu hết người dân sản xuất lúa hè thu trên địa bàn Cà Mau. Bởi, họ không còn cách nào khác, do lúa ngập sâu nên máy gặt đập liên hợp không thể nào vào thu hoạch được, nếu thu hoạch chắc chắn những diện tích lúa đỗ, ngã ngập trong nước sẽ mất trắng. Còn thuê mướn nhân công cắt tay thì lại càng khó hơn, bởi hiện nay lực lượng này tại địa phương gần như không còn mà nếu có còn họ cũng ăn với giá khá cao, trung bình từ 500 – 700 ngàn đồng/công. Mặc khác khi thực hiện cắt tay sẽ không có máy suốt, bởi từ khi có máy gặt đập liên hợp đến nay loại máy đã không còn nữa.
Tiếp xúc với phóng viên ngay trên đồng lúa của mình, một nông dân ngụ huyện Trần Văn Thời thở dài nói: “Lúa ngập thì mình chỉ biết đỡ cho nó đứng dậy rồi chờ cho nước rút thôi chứ không làm gì được cả, máy gặt đập liên hợp vào cắt cũng không được còn mướn cắt tay thì lại càng không thể, ngoài chi phí cao, cắt tay lại mất rất nhiều khâu vận chuyển, tỷ lệ hao hụt cũng khá lớn, tính ra chi phí coi như hết nên thà để vậy còn hơn”.
Không chỉ vậy, lợi dụng việc lúa bị ngập úng các thương lái cũng ép giá, làm cho giá lúa sụt giảm mạnh trong những ngày qua. Nếu như những ngày trước giá lúa được các thương lái thu mua với giá từ 4.200 – 4.500 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng từ 3.800 – 3.900 đồng/kg, thậm chí là không có thương lái đến mua, đều này càng làm cho nổi lo lắng của người dân không ngừng tăng lên.
Theo thực tế từ nhiều nông dân Cà Mau cho biết: “Mấy ngày nay lúa của bà con bị ngập, úng hao hụt rất nhiều, không thu hoạch được, giờ không có thương lái đến mua và nghe lúa giảm nữa nên tôi và bà con ở đây lo lắng dữ lắm. Qua đây tôi cũng xin kiến nghị lên cấp trên cần nhanh chống tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, chứ không thôi người dân tụi tôi khổ lắm”.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh Cà Mau đã xuống giống khoảng 36.000 ha, hiện đã thu hoạch được hơn 15.000 ha, số còn lại đang thu hoạch. Trong vài ngày qua, mưa liên tục đổ xuống đồng ruộng, làm một số nơi lúa bị ngập úng, ngã đổ, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50 % diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch.
Ông Nguyễn Văn Tranh (Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau) cho biết, mới đây, Sở NN-PTNT đã cuộc họp khẩn, triển khai các biện pháp hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại do mưa bão. Theo đó, đã huy động tất cả các máy bơm nước và nguồn nhân lực xuống cơ sở hỗ trợ nông dân… Tuy nhiên, hiệu quả không khả quan.
Ông Tranh thông tin thêm, trong lúc nông dân đang “thờ dài” vì lúa rớt giá thì cơn bảo số 3 bất ngờ ập xuống đầu khiến người dân vốn đã khó khăn lại càng thêm khốn đốn. “Trước tình hình lúa bị ảnh hưởng do mưa bảo, Phòng NN-PTNT Cà Mau đã chỉ đạo cho các địa phương khẩn trương mở cống điều tiết nước, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân. Tuy nhiên nếu thời tiết tiếp tục gây ảnh hưởng như hiện nay thì việc người dân sản xuất lúa hè thu trên địa bàn huyện U Minh phải chịu cảnh ‘được mùa mất trắng’ là điều khó tránh khỏi”, vị Phó giám đốc tâm tình./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.