Nỗi ám ảnh ở 'làng ung thư'

Nhiều giếng nước trong thôn bị nhiễm phèn vào mùa khô.
Nhiều giếng nước trong thôn bị nhiễm phèn vào mùa khô.
(PLO) - Quá nhiều người tử vong vì căn bệnh ung thư trong những năm gần đây khiến người dân thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) hoang mang, lo sợ. Điều đáng nói, người dân không biết nguyên nhân của bệnh là do đâu, nhà chức trách địa phương cũng chưa tìm ra câu trả lời...

10 năm, mất 30 mạng người vì bệnh ung thư

Ông Đinh Xuân Hiểu, Trưởng thôn Phú Nhiêu xác nhận: “Bắt đầu từ năm 2005, số người dân trong thôn mắc bệnh ung thư tăng cao bất thường. Cứ trung bình mỗi năm, trong thôn có khoảng 3 người chết vì căn bệnh này. Đỉnh điểm nhất là vào năm 2015, cả thôn có tới 5 trường hợp chết vì ung thư gan”.

Theo ông Hiểu, khoảng 10 năm trở lại đây, trong thôn có hơn 30 người chết vì bệnh ung thư, mà chủ yếu là ung thư gan. Người chết vì bệnh ung thư từ độ 34 tới 70 tuổi, nhưng nhiều nhất là rơi vào độ tuổi 40 đến 50. Không chỉ ung thư gan, hiện còn một số người dân mắc bệnh ung thư phổi, ung thư vòm miệng.

Tìm đến nhà ông H. (70 tuổi, ở thôn Phú Nhiêu), người vừa bỏ mạng vì căn bệnh quái ác cách đây chưa lâu. Con trai ông H kể: “Sau một thời gian ông đau nặng, thấy sức khỏe suy giảm trầm trọng hơn. Tháng 5 năm 2015, gia đình đưa ông vào Bệnh viện Trung ương Huế khám và bác sỹ kết luận cha tôi bị ung thư gan giai đoạn cuối, giờ bệnh viện trả về chưa được bao lâu thì ông mất”. Trước đó 2 năm, người em trai của ông H cũng bị căn bệnh ung thư gan quái ác hành hạ và đã qua đời. Giờ đây, con cái ông H cũng đang rất lo sợ vì căn bệnh ung thư có thể đến với họ bất cứ lúc nào...

Ông Cao Thanh Biên, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa (Minh Hóa) cho biết, gần mười năm trở lại đây, trong xã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư rồi chết nhưng tập trung nhiều nhất là thôn Phú Nhiêu. “Hiện cả thôn có 170 hộ dân, với 787 nhân khẩu, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vất vả khó khăn, nay lại thêm lo lắng vì căn bệnh ung thư”. Ông Biên nói.

Bệnh từ nguồn nước?

Theo trưởng thôn Đinh Xuân Hiểu, người dân thôn Phú Nhiêu bao đời nay vẫn sử dụng nước giếng đào để sinh hoạt, ăn uống. Giếng nước được bà con đào sâu khoảng 5 đến 8 mét. Vào mùa khô, mực nước xuống thấp, nhiều giếng trong thôn xuất hiện tình trạng phèn vàng nổi lên. Khi nấu nước uống có khi xuất hiện một lớp cặn trắng bám ở đáy nồi.

Anh Đinh Ngọc Lan, một người dân ở thôn Phú Nhiêu lo lắng: “Tôi ở đây được 3 năm rồi, giếng nhà tôi đào khoảng 7 mét. Nhưng đến mùa khô, nước xuống thấp, phèn vàng bắt đầu nổi lên đặc sệt, nhưng nhà tôi vẫn phải dùng vì chưa có nước sạch”.

Hiện trong thôn Phú Nhiêu có một cái giếng sâu hơn 50 mét, do Lữ đoàn 414 khoan khi đóng quân ở đó. Sau khi bơm nước lên thì thấy có mùi xăng nên họ không dám sử dụng để nấu ăn, uống.

Theo nhiều người cao tuổi trong thôn kể: Thời chiến tranh chống Mỹ, trong thôn có một kho xăng dầu trong hang núi đá vôi và rất nhiều hệ thống ống dẫn dầu chạy qua. Sau khi kết thúc chiến tranh, kho xăng dầu này không còn được sử dụng, nhưng trong đó còn rất nhiều xăng dầu. Rất có thể số dầu đó bị rò rỉ, thấm vào lòng đất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân? Cứ đến mùa khô, những khe suối quanh khu vực này có mùi xăng rất khó chịu, xuất hiện phèn vàng nổi lên đặc sệt.

Ở vùng này vào mùa mưa lũ, nước ngập rất cao, giếng nước của bà con bị nước lũ xâm nhập vào... Người dân cho rằng, nước lũ khiến cho giếng nước của họ lẫn lộn nhiều loại chất độc hại gây nên bệnh ung thư và nhiều bệnh khác.

Hiện căn bệnh quái ác kia đang là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều người dân trong vùng, nhiều gia đình kiệt quệ dần vì lo chi phí chạy chữa cho người thân. Người dân trong thôn đã có kiến nghị lên các cấp chính quyền, đề nghị tìm rõ nguyên nhân và giải pháp cho hiện trạng đó, nhưng vẫn chưa có câu trả lời.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.