“Nín thở” dạy và học ở ngôi trường nhiễm thuốc trừ sâu

Khu vực bãi đất trống nằm sát dãy 8 phòng học được xác định trước đây là kho thuốc trừ sâu
Khu vực bãi đất trống nằm sát dãy 8 phòng học được xác định trước đây là kho thuốc trừ sâu
(PLO) -Hơn 2 năm nay, 8 phòng học thuộc dãy nhà cấp 4, của trường Tiểu học Diễn Quảng (đóng trên địa bàn xóm 1, xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) phải đóng cửa, dù nhà trường đang thiếu lớp. Tình cảnh này khiến nhà trường phải dạy học hai ca vào tất cả các ngày trong tuần. Nguyên nhân là vì 8 phòng học nằm trên một dãy nhà đang có mùi thuốc sâu nồng nặc.  

Nền đất nhiễm thuốc trừ sâu

Ngôi trường này xây dựng bên cạnh kho thuốc sâu của hợp tác xã cũ từ những năm 1980. Thời điểm đó, đơn vị thi công đã lấy đất trên khu vực kho chứa thuốc bảo vệ thực vật ngay cạnh đó đổ vào nền nhà các phòng học. Chưa hết, họ còn lấy cát tại khu vực đó làm vữa để xây bờ tường. 

Điều lạ là từ lúc đưa vào sử dụng, cô thầy và học trò của ngôi trường này không thấy có dấu hiệu gì bất thường. Thi thoảng họ có ngửi thấy mùi thuốc sâu, nhưng do “sống lâu thành quen” nên cô trò không mấy để ý.

Dãy phòng học này bắt đầu bốc mùi thuốc trừ sâu nồng nặc từ năm 2009. Năm đó, nhà trường tiến hành đập phá nền nhà xi măng để lát gạch hoa. Sau thời gian tiến hành sửa chữa, những căn phòng sạch sẽ đã được hoàn thành.

Nhưng niềm vui vì có lớp học sạch sẽ, thoáng mát chưa được bao lâu, họ bất ngờ ngửi thấy mùi khó chịu. “Đó là mùi thuốc sâu nồng nặc. Nhất là vào những ngày trời nắng oi bức, sau trận mưa rào, mùi khó chịu đó càng kinh khủng hơn. Rất ngột ngạt, không thở được”, cô giáo Lương Thị Trần Anh cho biết.

Vì cứ nghĩ do các hộ dân gần đó bơm thuốc trừ sâu dẫn đến mùi khí đó nên giáo viên và học trò chỉ biết cam chịu. Hàng ngày, họ phải cử người mở cửa lớp thông thoáng trước, rồi mới cho học sinh vào học. Chưa hết, trong lớp còn mở quạt hết công suất để bay hết mùi thuốc bảo vệ thực vật, nhưng vẫn không giải quyết được tình thế.  

Ngày này qua ngày khác, mùi khí độc hại đã ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều học sinh. Thậm chí, có em đã bị choáng, ngất mỗi khi trời oi bức, hoặc mưa dông sau đó nắng lên. Còn chuyện các em học sinh (chủ yếu là học sinh lớp 1) vừa học, vừa dùng tay bịt mũi thường xuyên diễn ra tại các phòng học của dãy nhà cấp 4.

Theo cô Đàm Thị Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Diễn Quảng, hiện tượng này chỉ được phát hiện khi một số phóng viên trong một lần theo đoàn của sở giáo dục về kiểm tra công tác dạy học của trường vào cuối năm 2009. Lúc mở cửa phòng truyền thống kiểm tra, mọi người choáng ngất khi hít phải mùi thuốc sâu nồng nặc. Lần đó, cơ quan báo chí đã viết bài phản ánh. Ngay sau đó, cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra, làm rõ vấn đề này.

Không lâu sau, nhà trường đã đóng cửa 3 phòng học có mùi thuốc sâu nặng nhất, còn 5 phòng mùi ít hơn vẫn để cho các cháu học vì thiếu lớp. “Khổ nhất là biết các phòng ấy có mùi thuốc sâu nhưng cũng ngậm ngùi để các cháu học vì không còn phòng, cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn đủ bề”, cô Lan tâm sự.

Các phòng học đều phải bỏ trống
Các phòng học đều phải bỏ trống

Vừa học, vừa bịt mũi

Theo quan sát, khu vực vốn là kho thuốc sâu nằm cách dãy nhà học của trường khoảng 5m, rộng khoảng 200m2 và nằm ngay trong khuôn viên của nhà trường. Trước đây, mảnh đất này được nhà trường tận dụng làm nơi dạy thể dục cho học sinh. Nhưng từ khi phát hiện đó là kho thuốc sâu cũ, nhà trường bắt buộc phải tìm địa điểm mới để dạy học.

Nói về vấn đền này, nhiều giáo viên trong trường cho biết, họ đã “quen” với mùi thuốc sâu hàng chục năm nên khó lòng phát hiện ra được. Cô giáo Trần Anh cho hay, chị dạy ở đây gần 20 năm. Trước đây mùi thuốc sâu nhẹ nên chị đã quen mùi. Đến năm 2009, do mùi thuốc nồng nặc quá, nhiều phụ huynh đến phát hiện, vô cùng lo lắng cho sức khỏe con em.

Những ngày thời tiết nắng mưa thất thường, mùi thuốc sâu lại nồng nặc bốc lên. Sợ nhất là vào những hôm trời nắng to, hay trời mưa nhiều thì mùi thuốc trừ sâu bốc lên rất khó chịu, khiến nhiều em bị choáng. Để đảm bảo sức khỏe cho các cháu, giáo viên  phải di chuyển đến phòng không bị ô nhiễm, “đi học mà cứ như là đi chạy lũ”.

Dẫn chúng tôi xuống dãy nhà này, cô Chu Thị Hòa, Tổng phụ trách Đội cho biết, dãy nhà này có 2 phòng có mùi thuốc trừ sâu nặng nhất là phòng Truyền thống và phòng Mỹ thuật. Chỉ cần vào ngồi một lúc thì mùi xộc lên mũi, rất khó chịu. Nhưng vì trường đang thiếu phòng nên đành chấp nhận để các đồ dùng như trống, cờ trong các phòng này. “Cứ đầu tuần lại phải nín thở đến lấy đồ để phục vụ cho các hoạt động của nhà trường”, cô Hòa nói.

Đến năm học 2015 – 2016, nhà trường đã xin ý kiến của chính quyền, Phòng GD&ĐT để đóng cửa toàn bộ 8 phòng học nghi nhiễm thuốc sâu. Việc đóng toàn bộ dãy nhà học cũ khiến nhà trường thiếu trầm trọng phòng học. Trong khi toàn trường chỉ còn 12 phòng học/15 lớp với 404 học sinh, 24 cán bộ, giáo viên.

“Việc thiếu phòng ốc đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và học tập của nhà trường. Chúng tôi đã tận dụng hết các phòng để dạy học, nhưng vẫn không đủ. Do vậy, nhà trường phải dạy hai ca: sáng, chiều, từ thứ 2 đến thứ 7. Hiện nay, trường của chúng tôi cũng không có một phòng chức năng nào như, âm nhạc, tin học, hay phòng truyền thống… Đó là một thiệt thòi cho các học sinh trong trường. Nhà trường biết đó nhưng đành bó tay, chờ đợi”, cô Lan cho biết.

Một người dân lo lắng cho sức khỏe con cháu khi phải học trong môi trường có mùi thuốc bảo vệ thực vật
Một người dân lo lắng cho sức khỏe con cháu khi phải học trong môi trường có mùi thuốc bảo vệ thực vật

Cô hiệu trưởng cũng tâm sự, mong muốn lớn nhất của nhà trường là các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng có biện pháp xử lý khắc phục để đảm bảo công tác dạy và học của ngôi trường, trên hết là sức khỏe của các em nhỏ  không bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật vô cùng độc hại. 

Chưa có tiền, đành vẫn phải sống chung ô nhiễm

Về phía chính quyền, ông Phan Huy Ngân, Chủ tịch UBND xã Diễn Quảng cho hay, sau khi nắm được tình hình, chình quyền liền có ý kiến lên cấp trên nhưng không được giải quyết. 7/2014, xã chính thức có văn bản đề nghị lên huyện Diễn Châu và tỉnh về phương án giải quyết những phòng học bị nhiễm thuốc trừ sâu từ hàng chục năm trước.

Đến 2/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập đoàn thẩm định, lấy các mẫu đất đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy, vùng ô nhiễm nặng nằm tại phòng học số 3,4,5 có diện tích 120m2, độ sâu tồn lưu 0,7m. Vùng ô nhiễm nhẹ có diện tích 785 m2, gồm diện tích đất khu vực kho cũ và diện tích đất khu vực phòng học.

Hướng xử lý sẽ phá dỡ toàn bộ 8 phòng học đó, bóc nền phòng nơi có phần đất đã nhiễm thuốc trừ sâu và thu dọn mặt bằng. Đồng thời xây dựng bể chôn lấp ngầm dưới lòng đất, sau đó đắp cát phủ toàn bộ vùng này và đổ lớp bê tông đá để cải tạo, làm sân tập thể dục cho học sinh trong trường.

Ông Ngân cho hay, đề án đã được vạch ra từ lâu, nhưng chính quyền địa phương và người dân ở đây đang bất lực vì thiếu nguồn kinh phí để phá bỏ và xây dựng trường mới khi kinh phí lên tới gần chục tỷ đồng. Lo ngại về vấn đề sức khỏe của các cháu, trước tiên chỉ còn cách đóng cửa 8 phòng học này và trông chờ vào sự giúp đỡ của các cấp trên.

Trong khi chờ đợi hành động cụ thể của cơ quan chức năng, trường Tiểu học Diễn Quảng đành phải đóng bảng cấm học sinh chơi tại khu vực nguy hiểm. Ranh giới nguy hiểm mà họ đưa ra đó chỉ là những cọc rào sắt nhỏ, được đóng tạm bợ mà ai cũng có thể chui vào được.

Trường tiểu học Diễn Quảng
Trường tiểu học Diễn Quảng

Dù biết rằng đó chỉ là biện pháp tạm thời, hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của học sinh, nhưng nhà trường đành bất lực. Thực tế, hôm phóng viên có mặt, trong giờ ra chơi, một vài em học sinh vẫn chui qua hàng rào, trèo vào khu vực cấm để đùa giỡn. Trong khi, đứng cách đó cả chục mét vẫn ngửi thấy mùi thuốc sâu nồng nặc.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.