Những tỉnh nào cho học sinh tựu trường ngày 1/9?

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học sinh các tỉnh Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Yên Bái, Bắc Giang, Ninh Bình sẽ tựu trường ngày 1/9, riêng học sinh lớp 1 từ ngày 23/8.

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Theo đó, thời gian học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới, các cấp học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên tựu trường ngày 1/9; riêng lớp 1 tựu trường sớm hơn từ ngày 23/8. Tất cả trường học trên địa bàn tỉnh thống nhất tổ chức khai giảng vào buổi sáng ngày 5/9.

Kế hoạch dạy học đối với các cấp học: Học kỳ I bắt đầu từ ngày 6/9/2021 và kết thúc trước ngày 16/1/2022; Học kỳ II, bắt đầu từ ngày 17/1/2022 và kết thúc trước ngày 25/5/2022.

Riêng khối 12, thời gian còn lại trong tháng 5/2022 sẽ dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT. Các trường phải xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS xong trước ngày 26/5/2022. Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022.

Ngày 1/9 cũng là ngày các cấp học ở Hà Tĩnh, Yên Bái, Bắc Giang, Ninh Bình tựu trường; riêng bậc Tiểu học là ngày 23/8; ngày khai giảng là 5/9.

Mỗi tỉnh có thời gian kết thúc học kỳ 1, bắt đầu học kỳ 2 khác nhau. Cụ thể, thời gian kết thúc học kỳ 1 của học sinh tỉnh Ninh Bình đến ngày 8/1/2022, kỳ 2 bắt đầu từ ngày 11/1; học sinh tỉnh Bắc Giang đến ngày 14/1 kết thúc học kỳ 1, học kỳ 2 bắt đầu từ ngày 17/1; học sinh tỉnh Yên Bái kết thúc học kỳ 1 trước ngày 12/1; tỉnh Hà Tĩnh và Tuyên Quang học sinh kết thúc học kỳ 1 trước ngày 16/1 và hoàn thành học kỳ 2 trước ngày 25/5/2022.

Tuy thời điểm học các kỳ khác nhau nhưng dự kiến kết thúc năm học các tỉnh trên đều vào ngày 31/5/2022.

Trước đó, Bộ GD&ĐT ban hành khung kế hoạch năm học 2021-2022, cho phép học sinh lớp 1 tựu trường sớm từ 23/8, học sinh các lớp học khác từ 1/9 và khai giảng vào 5/9.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, Bộ ban hành khung thời gian năm học áp dụng chung trên toàn quốc. Căn cứ vào khung này, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể kế hoạch thời gian năm học tại địa phương, phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, thời gian nghỉ học, thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không vượt quá 15 ngày so với khung chung.

Ví dụ, với trường hợp Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh đang giãn cách, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể quyết định thời gian tựu trường muộn hơn khung vào ngày 10/9 hay 15/9. Thời gian kéo dài năm học kết thúc chậm hơn 15 ngày so với khung vào ngày 15/6.

Tin cùng chuyên mục

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Đọc thêm

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.