Những dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần đưa đến viện gấp

Số lượng trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện đang có dấu hiệu gia tăng.
Số lượng trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện đang có dấu hiệu gia tăng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Trẻ mà sốt nhẹ và nổi một vài nốt thì có thể cho ở nhà, tuy nhiên nếu sốt cao, nổi các nốt dày đặc, tự nhiên giật mình thì phải đưa trẻ nhập viện ngay để được điều trị theo phác đồ. Giai đoạn toàn phát là sau 3-5 ngày nên phụ huynh cần theo dõi con chặt chẽ để đưa đến cơ sở y tế kịp thời”, ThS.Bs Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang nói.

Thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy cả nước đã ghi nhận hơn 5.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có một trường hợp tử vong tại Bình Thuận. Tay chân miệng thường bùng phát mạnh vào gian đoạn tháng 3-5 và tháng 9-11 bởi đây là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho virus phát triển.

Tại Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, Hà Nội có 175 ca mắc tay chân miệng và đang có dấu hiệu tăng lên.

Theo các chuyên gia, tay chân miệng thường bùng phát vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 nên hiện tại đang vào giai đoạn đỉnh dịch, riêng tại Khoa hồi sức tích cực Nhi, bệnh viện Đa khoa Đức Giang, số bệnh nhi mắc tăng đột biến trong 2 tuần trở lại đây. ThS.Bs Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, trong 2 tuần trở lại đây trẻ đi học lại cho nên là số ca mắc tay chân miệng cũng gia tăng theo.

Chị Hoàng Thu Hương, quận Long Biên, TP Hà Nội, một trong những phụ huynh có con mắc tay chân miệng cho hay, khi thấy con có biểu hiện sốt, nổi các nốt mọng nước ở lòng bàn tay, chân, ngay ngày thứ 2, chị đã đưa con đến bệnh viện đa khoa Đức Giang thăm khám và bé được chẩn đoán mắc tay chân miệng, tuy nhiên bệnh tiến triển khá nhanh, bệnh nhi thậm chí bị biến chứng vào phổi, các bác sĩ đã phải điều trị tăng cường, đến nay sau 7 ngày, bé đã đỡ hơn.

“Ngày thứ 3 thì bé bắt đầu nổi nốt đầy người , sốt thì cao toàn trên 39 độ không hạ, bác sĩ cho uống thuốc điều trị thì đến nay bé đã đỡ mệt hơn, chơi được và cũng hạ sốt dần”, chị Hương chia sẻ.

Chị Huệ cũng trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội cho hay, con của chị cũng nhập viện trong tình trạng sốt cao, nổi nhiều nốt mọng nước và loét họng. Sau 9 ngày điều trị tại bệnh viện, tình trạng đang thuyên giảm dần.

“Tôi thấy con nổi nhiều nốt lắm, nó ngứa nó quấy rồi bỏ ăn, đến nay thì cũng đỡ hơn, sắp được ra viện, nguồn lây là từ chị gái đi học mẫu giáo, chị cũng bị lây ở lớp”, chị Huệ nói.

ThS.Bs Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang. ảnh 1

ThS.Bs Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang.

Theo bác sĩ Kết, mặc dù tay chân miệng là bệnh lành tính tuy nhiên nếu chủ quan bệnh cũng có thể dễ chuyển biến nặng và để lại nhiều biến chứng như viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong. Do đó, phụ huynh cần theo dõi các dấu hiệu của trẻ để kịp thời xử lý.

“Trẻ mà sốt nhẹ và nổi một vài nốt thì có thể cho trẻ ở nhà, tuy nhiên nếu có những dấu hiệu sau thì phải đưa trẻ nhập viện ngay để được điều trị theo phác đồ: sốt cao, nổi các nốt dày đặc, tự nhiên giật mình. Giai đoạn toàn phát là sau 3-5 ngày nên phụ huynh cần theo dõi con chặt chẽ để đưa đến cơ sở y tế kịp thời”, bác sĩ Kết cho biết.

Để phòng tránh căn bệnh tay chân miệng, bác sĩ Kết khuyến cáo: “Hiện tại cũng chưa ghi nhận tỷ lệ các ca nặng tăng cao bất thường so với mọi năm, nhưng nếu dịch bùng phát mạnh, số ca mắc tăng nhanh cũng sẽ gây khó khăn trong việc thu dung điều trị, và nguy cơ dịch chồng dịch bởi thời điểm giao mùa thích hợp cho các loại virus phát triển. Vì vậy các bậc phụ huynh cần tăng cường đề kháng cho trẻ, giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ như nơi ở, lớp học”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Kháng thuốc - nỗi lo của cả cộng đồng

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân gây kháng thuốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Được dự đoán sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050, kháng thuốc hay kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với sức khỏe cộng đồng.

Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa: petrotimes
(PLVN) - Giới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, để lại “hậu quả” ngoài ý muốn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai , trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên...

Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.