'Bệnh lạ' chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Về nguy cơ xâm nhập bệnh lạ từ Congo, Sở Y tế TP HCM cho biết, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không có đường bay thẳng từ CHDC Congo. Hành khách từ Congo sẽ phải quá cảnh qua các nước thuộc khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Á trước khi có thể đến Tân Sơn Nhất. Hơn nữa, 4 sân bay quốc tế của nước này (sân bay quốc tế Ndjili - TP Kinshasa, sân bay quốc tế Lubumbashi - TP Lubumbashi, sân bay quốc tế Goma – TP Goma, sân bay quốc tế Bangoka – TP Kisangani) đều không thuộc khu vực đang có dịch theo báo cáo của WHO.

Về đường hàng hải thì CHDC Congo có 1 cảng biển là Cảng Boma ở TP Kinshasa. Thành phố này cũng không thuộc vùng dịch theo báo cáo của WHO và thông thường thời gian để di chuyển từ đây đến Cảng hàng hải TP HCM mất khoảng 30 - 40 ngày, đủ thời gian phát hiện bệnh nếu có.

Để chủ động, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xâm nhập, Sở Y tế TP HCM chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) theo dõi sát tình hình diễn biến dịch, liên tục liên hệ, kết nối các đơn vị để cập nhật thông tin, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

HCDC sẽ cử bộ phận kiểm dịch y tế quốc tế túc trực 24/7 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng hải TP HCM để kiểm soát các nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài xâm nhập vào TP HCM. Tại Tân Sơn Nhất, các kiểm dịch viên y tế giám sát liên tục hành khách nhập cảnh qua hệ thống đo thân nhiệt từ xa và quan sát các biểu hiện bất thường về sức khỏe trong khi hành khách vẫn di chuyển bình thường, không có hạn chế nào.

Tuỳ theo tình hình dịch, HCDC sẽ kích hoạt hệ thống giám sát cảnh báo sớm tại các cơ sở khám chữa bệnh và trong cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ cộng đồng hiện đã bao phủ khắp 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đội đáp ứng nhanh và các đơn vị liên quan đến hoạt động giám sát, điều tra xử lý dịch; triển khai mạng lưới thu dung, phân tuyến điều trị ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh để dịch bệnh không lây lan trong cộng đồng.

"Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, người dân không nên đến các vùng đang có dịch nếu không cần thiết. Đối với người đã từng đi qua các vùng có dịch, nếu phát hiện những triệu chứng nghi ngờ thì cần đến ngay cơ sở y tế và cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ thông tin về lịch trình đi lại để được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như để hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng", Sở Y tế TP HCM khuyến cáo.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đang theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, chủ động thực hiện giám sát dựa vào sự kiện cùng thông tin về dịch bệnh tại Congo và phối hợp với WHO cũng như đầu mối IHR các quốc gia để cập nhật, chia sẻ thông tin về dịch bệnh. Trường hợp có các diễn biến mới, Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với WHO, USCDC và các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ để đề xuất các đáp ứng phù hợp, bao gồm việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế.

Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Châu Phi (CDC Châu Phi), tính đến ngày 12/12/2024, đã ghi nhận tổng cộng 527 trường hợp mắc bệnh lạ, trong đó có 32 trường hợp tử vong tại các cơ sở y tế (tỷ lệ tử vong 6%). Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi); tất cả các trường hợp nặng đều có suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Khu vực đang xảy ra dịch là khu vực nông thôn, thuộc tỉnh vùng sâu, cách xa Thủ đô Kinshasa, xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong những tháng gần đây; điều kiện y tế thiếu thốn, tỷ lệ tiêm chủng thấp, khả năng tiếp cận chẩn đoán, quản lý ca bệnh rất hạn chế.

Theo WHO, mức độ nguy cơ tại khu vực xảy ra dịch (khu vực Panzi, tỉnh Kwango) là cao, tuy nhiên ở cấp quốc gia của CHDC Congo, nguy cơ là trung bình, do đợt bùng phát hiện tại có tính chất cục bộ trong khu vực Panzi, tỉnh Kwango. Ở cấp độ khu vực và toàn cầu, WHO đánh giá mức độ nguy cơ thấp và chỉ lưu ý việc giám sát tại biên giới với quốc gia láng giềng gần khu vực xảy ra dịch là Angola.

Đọc thêm

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...