Xu thế mức sinh xuống rất thấp ở Việt Nam: Nhiều giải pháp khuyến sinh

Một trong những thông điệp được đưa ra nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm nay là “Sinh đủ hai con, cha mẹ thông thái, con cái được nhờ”. (Ảnh: Bộ Y tế/Trần Minh)
Một trong những thông điệp được đưa ra nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm nay là “Sinh đủ hai con, cha mẹ thông thái, con cái được nhờ”. (Ảnh: Bộ Y tế/Trần Minh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp, thậm chí thấp nhất trong lịch sử từ trước đến nay vào năm 2023 khi mức sinh ước tính là 1,96 con/phụ nữ và dự báo tiếp tục giảm.

Con số được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra tại Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) do Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội vừa tổ chức đã cho thấy một thực trạng lo ngại là công tác dân số đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Mức sinh thay thế thấp để lại nhiều hệ lụy đất nước

TP HCM hiện đang nằm trong nhóm 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp nhất cả nước. Năm 2023, tổng tỷ suất sinh tại TP HCM là 1,32 con/phụ nữ; năm 2022 là 1,39/phụ nữ; năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ. Những con số này thấp hơn rất nhiều so với mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ - tỷ lệ trung bình để duy trì ổn định quy mô dân số.

Theo ThS. Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, mức sinh giảm đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM. Thách thức lớn nhất chính là tỷ lệ người cao tuổi tăng, trong khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động giảm, làm cho nguồn lao động bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và sự phát triển kinh tế. Mức sinh giảm, tốc độ già hóa dân số nhanh còn tạo áp lực lớn cho hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi, nhân lực và chi phí lớn để chăm sóc người cao tuổi.

Nhìn tổng thể, Việt Nam chính thức đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 khi tổng tỷ suất sinh (TFR) = 2,09 con/phụ nữ và đã rất thành công trong việc duy trì mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, cơ hội mà thành tựu giảm sinh trong thời gian qua mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới nảy sinh: việc duy trì mức sinh thay thế vững chắc trên phạm vi toàn quốc chưa thực sự bền vững, mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh thấp.

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; theo vùng kinh tế - xã hội, hiện có 2/6 vùng là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế.

Phát biểu tại Hội thảo “Tham vấn chính sách duy trì mức sinh thay thế” ngày 11/12 do Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số nhấn mạnh: “Trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đô thị hóa ngày càng nhanh, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, xu hướng mức sinh xuống thấp sẽ càng được củng cố, lan rộng. Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước”.

Tăng cường khuyến sinh để người dân không ngại sinh con

Một trong những thông điệp được đưa ra nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm nay là “Sinh đủ hai con, cha mẹ thông thái, con cái được nhờ”. Ngày 9/12 vừa qua, tại Kỳ họp HĐND TPHCM lần thứ 20, UBND TPHCM đã trình bày tờ trình quy định về chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn.

Theo đó, các phường, xã, thị trấn có tỉ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ hai con trong 3 năm liên tục sẽ được tặng Giấy khen của UBND cấp huyện và hỗ trợ 30 triệu đồng. Nếu duy trì được kết quả này trong 5 năm liên tục, phường, xã, thị trấn sẽ nhận Bằng khen của UBND thành phố cùng mức hỗ trợ 60 triệu đồng. Đáng chú ý, phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt là 3 triệu đồng. Mức hỗ trợ này dựa trên chi phí y tế khi mang thai và sinh con…

“Để thực hiện khuyến sinh, không đơn giản chỉ là sự thay đổi về số con mà quan trọng vẫn là những chế độ hỗ trợ các cặp vợ chồng trong độ tuổi kết hôn và sinh con để họ có thể nuôi dạy con trong điều kiện phát triển tốt nhất. Vì đây chính là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai cũng như phù hợp mục tiêu quan trọng nhất của chính sách dân số là nâng cao chất lượng dân số”, theo Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM.

Tại Hội thảo “Tham vấn chính sách duy trì mức sinh thay thế”, ông Matt Jackson - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đang chứng kiến xu hướng mức sinh giảm. Đây không phải là hiện tượng tạm thời mà là thực tế mới đối với ngày càng nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, theo ông Matt Jackson, việc sử dụng các biện pháp ép buộc trong sinh sản sẽ không hiệu quả trong việc thay đổi mức sinh. “Những thay đổi về mức sinh chịu ảnh hưởng lớn từ sự lựa chọn sinh sản và điều này lại bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế - xã hội như vai trò giới, chi phí sinh hoạt, cơ hội việc làm, chi phí chăm sóc trẻ em, cũng như gánh nặng công việc không được trả lương mà chủ yếu đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Giải quyết các vấn đề dân số cần vượt ra ngoài con số; có nghĩa chúng ta cần cân nhắc ưu tiên đầu tư hiệu quả vào con người và nền kinh tế, cũng như xây dựng một xã hội bao trùm hơn”, ông Matt Jackson nhấn mạnh.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác dân số và có sự điều chỉnh chính sách để phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế. Trước xu hướng biến động mức sinh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới; Chính phủ đã ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030 với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc. Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW xác định “Thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và phát triển theo hướng bền vững; nâng cao chất lượng dân số, tận dụng hiệu quả thời kỳ dân số vàng”, trong đó, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan “Nghiên cứu, xây dựng khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỉ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số” trình Quốc hội…

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.