Có nỗi khổ mang tên… “con người ta”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Những ngày này, trên các trang facebook cá nhân của mỗi người luôn được chứng kiến những ông bố, bà mẹ có con học tiểu học đăng tải những hình ảnh phần thưởng, giấy khen của con mình với dòng chữ to tướng “Học sinh xuất sắc” và những lời cảm ơn con rất chan chứa…

Không thể không… xuất sắc (?!)

Có một sự thật là mấy năm gần đây khi cấp tiểu học áp dụng Thông tư 30 rồi đến Thông tư 22 đã xuất hiện rất nhiều điểm 9,10 trong các kì thi cuối kì, cuối năm. Một thầy giáo cho biết, nếu một em học sinh ở cấp tiểu học mà điểm 5,6 nghĩa là em đó phải học rất tệ rồi.

Bởi theo các Thông tư này, thầy cô luôn phải khuyến khích các em không nặng nề về điểm số. Và những bạn kém một chút rất phấn khởi bởi luôn nhận được những lời khen của cô mà không biết mình đang ở ngưỡng nào. Nhưng đến cuối kì thi cử thì điểm 9,10 nhiều vô kể. Cả lớp 50 học sinh thì đến hơn 2/3 lớp có điểm thi toàn 10. Học sinh nhận điểm 10, thầy cô vui, cha mẹ vui hớn hở vì “tất yếu là thế, đương nhiên là thế và phải thế chứ!”. Điểm 10 và học sinh giỏi trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi, hào hứng của các bậc phụ huynh mỗi khi gặp nhau, hay khoe trên facebook...!

Trên các diễn đàn giáo dục, một bạn kể hai nhà hàng xóm có con học cùng một lớp. Cả hai nhà cùng rất quan tâm đến việc học hành của con cái, thậm chí ngầm chạy đua với nhau. Một hôm, cậu bé về khoe với bố được điểm 9 trong một kỳ kiểm tra khá quan trọng. Ông bố phấn khởi, chạy ra phố mua bánh về thưởng luôn cho con trai. Trong khi con ngồi ăn bánh thì mẹ cô bé nhà bên đi ngang qua và khoe lần này con gái là một trong số rất ít các bạn trong lớp được điểm 10. Ông bố cậu bé sa sầm mặt, không nói không rằng giật cái bánh từ tay con và vả luôn vào miệng thằng bé một cái...

Một bạn khoe con gái học rất giỏi và giỏi đều tất cả các môn. Cháu thường xuyên đạt điểm 9- 10 trong các môn học nhưng thường xuyên nhất vẫn là điểm 10. Thỉnh thoảng cháu mới không may bị điểm 8. Mỗi lần bị điểm kém như vậy (tức là điểm 8), mẹ cháu khóc tu tu sau đó mắng cho con một trận “lên bờ xuống ruộng” vì học hành sút kém...

Một chị cũng kể câu chuyện, khi con chị học tiểu học, con thường xuyên bị điểm 7, 8, chị tức giận và thất vọng thê thảm. Bởi cô bé này xinh đẹp như thiên thần nhưng lại chẳng giỏi bằng cô chị. Vậy nên, có nhiều khi đang lái xe mà chị không kìm được cơn “khủng hoảng điểm”. Chị vừa lái xe, vừa quay lại đấm con thùm thụp mà không cần biết con ra sao!

Có phụ huynh thì cho con học, thi đủ thứ, gửi gắm con học cô chủ nhiệm, kết quả cuối năm luôn giỏi xuất sắc. Nhưng qua đánh giá thi năng lực đầu cấp 2 thì bạn đó không đạt, kiến thức bị rỗng hoàn toàn! 

Đành rằng, những phụ huynh hung dữ, gây áp lực cho con khủng khiếp như vậy không nhiều, nhưng ở chừng mực nào đó, vẫn là nhất định con phải điểm 9, điểm 10. Và để chuẩn bị cho mỗi đầu cấp, để vào được những trường tốp đầu, bên cạnh bảng điểm chói lọi nhất định phải có các giải phụ thi các môn thi cấp quận, không ít phụ huynh sẵn lòng bỏ ra vài triệu để “mua” giải cho con!

Chị Thu Hà, tác giả cuốn “Con tự tìm đi, mẹ không biết” chia sẻ: “Cuối tuần trước tôi đi họp phụ huynh, Xu Sim thậm chí còn được là học sinh tiêu biểu, nàng ấy hớn hở giải thích “nghĩa là môn gì cũng giỏi ấy mẹ ạ”! Bài thi toàn 9,10, nhận xét trong sổ thì toàn trên mây. Ngó ra xung quanh, tôi thấy đứa nào cũng 10, 10, 10 và cũng toàn trên mây cả...

Giỏi toàn diện là gì? Là một cái mê cung rất nhảm, nó làm cho mình chả biết nên đi đường nào, vì môn nào cũng là sở trường hết trơn hết trọi. Thoạt đầu thấy con có năng khiếu văn. Nhưng cuối năm điểm toán toàn 10. Giờ lại hoang mang, hay là nó giỏi toán?

Năm ngoái, có bạn hỏi tôi, mày tư vấn xem tao nên cho con thi trường gì. Tôi hỏi cháu, cháu trả lời: Cháu muốn thi Đại học Văn hóa, vì cháu muốn làm ca sỹ, mẹ muốn thi an ninh cho đỡ học phí, bố muốn cháu làm hải quan có nhiều tiền, bạn bè thì bảo thi kiến trúc đi, vì nghề đó hay hay! Trời ạ, mỗi trường mỗi phương, đông tây nam bắc chọn làm sao giờ? Thế cháu thích nghề gì? Cháu chả biết cháu thích nghề gì. Thế cháu giỏi môn nào? Cháu là học sinh giỏi toàn diện. Trót làm học sinh giỏi toàn diện, 12 năm chăm chỉ ngoan ngoãn làm thợ học, rồi thợ thi, giờ tới lớp 12, không biết mình có sở trường gì, có sở đoản gì? Nhiều giáo viên biện minh, cho điểm cao để các em tự tin. Ôi, cả năm chửi mắng, bắt ne bắt nẹt, phạt xởn tóc, liếm ghế, bạt tai, rồi cuối năm cho điểm cao thì cũng chả cứu được tí tự tin nào trong các em đâu”.

Bảng điểm đẹp và áp lực… giỏi toàn diện. (Ảnh minh họa)
Bảng điểm đẹp và áp lực… giỏi toàn diện. (Ảnh minh họa)

Giá trị không hẳn ở điểm số

Chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Thu Hương bày tỏ: “Bảng điểm, tiêu chí học sinh giỏi, không phải mốc đo tốt đâu! Mà xã hội tương lai cần người như thế nào? Và quan trọng nhất, hãy nhìn vào chính bản thân con mình, cái típ tính cách của con, con có sở trường, sở đoản gì, yêu gì ghét gì? Sau này con muốn trở thành ai? Bởi vì, xét cho cùng sống trên đời này, đi học tùm lum thứ, quan trọng nhất vẫn là khỏe mạnh và hạnh phúc. Thành đạt mà căng thẳng, khổ sở và trầm cảm, thì cũng đâu để làm gì đâu!

Khi chúng ta lớn lên, ta biết nghệ thuật không phải là thứ để phân tích, chỉ là thứ để cảm thôi. Ta luôn được dạy kẻ nghèo là trong sạch, còn kẻ giàu là tào lao... Bọn trẻ cũng được dạy là phải 9 điểm, 10 điểm và giỏi đều các môn, nếu không sẽ là nỗi xấu hổ của bố mẹ. Tại sao người ta thi học sinh giỏi ngay từ cấp một? Tại sao chúng không được dạy cách yêu cuộc sống này, thay vì phải học thật giỏi, một thứ quy chuẩn rất cần phải tranh luận? Và phụ huynh, những người đã đi qua con đường kia, cũng muốn con mình đi vào con đường sưu tập giấy khen, tám phẩy chín phẩy cho bằng “con người ta”?

Và những ngày này, một học sinh lớp 9 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, tuyển sinh vào lớp 10 nhưng bủa vây quanh em là những lời trách móc, những kỳ vọng quá lớn của chaA mẹ.

Và đây là bức thư em gửi mẹ: “Mẹ yêu quý của con! Mỗi đứa con được sinh ra luôn là niềm vui, niềm tự hào của gia đình. Cũng vì lý do này mà không ai không muốn con học giỏi, xứng đáng là sự hãnh diện của gia đình.

Nhưng mẹ à, con thì không giống với các bạn cùng trang lứa. Con không xuất sắc như các bạn ấy, con kiểm tra thì đa phần 6, 7 hoặc đôi lúc cao lắm thì con được 8. Con đã cố gắng hết sức nhưng khả năng của con chỉ đến đây thôi, mẹ à! Mỗi khi đến giờ kiểm tra, con lại lo sợ. Con lo sợ không phải vì con không làm được, con biết khả năng con chỉ đến đây, mà con sợ mẹ. Con sợ mẹ vì những điểm 7, điểm 8. Khi trường báo điểm về, con chưa bao giờ nghe được những lời động viên của mẹ mà chỉ nghe những câu lạnh nhạt từ mẹ: “Tại sao toán con không được 9?”, “Con làm văn kiểu gì mà chỉ có 7 thôi hả?”.

Đối với con, điểm số giống như vòng bát quái cứ luẩn quẩn trong đầu. Mỗi lần con đặt mục tiêu theo kỳ vọng của mẹ thì con lại thất bại, con cảm giác như con không còn khả năng nữa.

Có thể mẹ rất tức giận khi đọc những lời chân thành của con nhưng con xin mẹ hãy hiểu cho con. Mẹ ơi, đừng ép con vì điểm số cao, vì không chỉ con được học trong sách vở để lấy điểm đâu mẹ à! Con còn phải học nhiều điều bên ngoài nữa, chính những điều ấy giúp con trưởng thành hơn. Một nhà triết học từng nói rằng: “Học... học để là chính mình và học để từ bỏ với vẻ thanh cao những gì không phải là mình”.

Con học là vì tương lai của con, mẹ ơi. Hãy để con tự do làm những điều mình thích, xin mẹ đừng chỉ gò bó trong bốn bức tường chỉ vì những điểm số… Mẹ à! Sắp tới con sẽ bước vào kỳ thi lớp 10 vô cùng quan trọng. Mẹ hãy để con chọn vào trường mà con yêu thích, đừng ép con vào trường mà mẹ muốn. Hãy để cho con được quyết định tương lai của mình, mẹ nhé...”.

Đây có lẽ không phải là trường hợp cá biệt bởi nhiều phụ huynh đã miệt mài bắt con mình “gánh ước mơ” bằng mọi giá. Anh họ tôi làm trong ngành ngân hàng ở phố huyện, gia đình có điều kiện so với mặt bằng chung. Suốt cấp 2 anh gửi con cho thầy chủ nhiệm, học tất các môn khối A. Nhưng thầy nghiện rượu, lũ học trò láu cá cứ mua rượu, mua đồ nhắm về mời thầy là tha hồ chơi điện tử… Và cho đến khi vào đại học, anh “thu xếp” được cho con theo học một trường ngân hàng liên kết. Tốn không biết bao nhiêu tiền của, nhưng anh chỉ có thể tìm con trai ở… quán game. Và cho tới khi con trai tới tuổi lấy vợ anh mới chấp nhận… bó tay cho con ở nhà mở cửa hàng buôn bán.

Và câu chuyện học trái ngành, trái nghề, học “giỏi toàn diện” mà không biết mình thích gì đang là vấn đề của nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp khi mà không ít cha mẹ đã quá “lo toan” mà không cần biết thực lực của con mình tới đâu, trước khi quá muộn. Đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào trước những hư danh và thành tích ngập tràn?

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.