Nhiều bệnh nhi tái nhiễm viêm phổi sau sởi

Bác sĩ khoa Nhi (BV Bạch Mai) khám, dặn dò bệnh nhân sởi trước khi xuất viện
Bác sĩ khoa Nhi (BV Bạch Mai) khám, dặn dò bệnh nhân sởi trước khi xuất viện
(PLO) - Dù số ca mắc sởi mới đã giảm nhưng các chuyên gia đều khuyến cáo người dân tuyệt đối không được chủ quan. Vì có hiện tượng nhiều trẻ được chữa khỏi sởi, xuất viện về nhà nhưng bị tái nhiễm viêm phổi, thậm chí rất nặng, đe dọa tử vong.
Chiều qua, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Hà Nội đã tổ chức họp giao ban dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc. Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tình hình dịch bệnh sởi đã có xu hướng chững lại và giảm dần. Trên thực tế, số bệnh nhân mắc mới, số bệnh nhân nhập viện và tử vong đều đang giảm đi.
Tuy vậy, Sở Y tế vẫn luôn chỉ đạo các địa phương cần đề cao công tác chống dịch, nhất là tập trung vào việc giám sát trường hợp bệnh nhân mắc sởi được xuất viện và đối tượng trẻ do ốm, sốt phải hoãn tiêm phòng sởi thời gian qua. Bởi trên thực tế xuất hiện hiện tượng, có nhiều bệnh nhi sau khi chữa khỏi sởi được xuất viện về nhà nhưng do chủ quan nên đã bị biến chứng tái viêm phổi, tử vong.
“Nguyên nhân vì ở giai đoạn hậu sởi, sức đề kháng của trẻ suy giảm mạnh, nhiều trẻ khi về nhà được người thân đến thăm, ôm ấp bế bồng, đây là hành động cần phải tránh vì sự tiếp xúc gần giai đoạn này vô tình khiến trẻ dễ bị nhiễm các bệnh khác, bội nhiễm nguy hiểm”, TS Hiền cảnh báo.
Về hiện tượng tái nhiễm bệnh sau điều trị sởi, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, có rất nhiều bệnh nhân xuất viện khỏe mạnh, sau một thời gian ngắn lại phải tái nhập viện vì bệnh lý khác, viêm phổi. Bởi sau khi mắc sởi, miễn dịch của trẻ vẫn chưa trở lại ngưỡng ban đầu, cơ thể trẻ yếu nên rất dễ lây bệnh từ cộng đồng. Vì thế, khi bệnh nhi được xuất viện, các bác sĩ luôn phải dặn dò kỹ gia đình chăm sóc, theo dõi trẻ, khi có hiện tượng ho, sốt, khó thở cần tái khám để kịp thời điều trị. Miễn dịch cơ thể trẻ cũng sẽ tăng lên dần sau một thời gian mắc sởi.

Tại Hà Nội, hiện đã có 21 quận, huyện qua 21 ngày không có bệnh nhân sởi mới. Tuy nhiên, một số bệnh khác như tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH), thuỷ đậu lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 287 trường hợp mắc TCM, số ca mắc giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng trong tuần qua lại ghi nhận thêm 49 ca mắc sởi, tập trung nhiều ở Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ. Còn về thuỷ đậu ghi nhận 1.207 trường hợp, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2013, từ đầu tháng 5 đến nay ghi nhận 48 trường hợp. Sốt xuất huyết đến nay có 51 trường hợp, trong tuần ghi nhận thêm 8 ca mắc mới.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc chỉ đạo ngành y tế cần quyết liệt ứng phó, ngăn chặn những dịch bệnh đang đe dọa như sốt xuất huyết, tay chân miệng, không để các dịch bệnh này bùng phát trên địa bàn. Theo đó, kho có bệnh nhân mắc cần có những phân tích cụ thể về độ tuổi, nguyên nhân mắc bệnh, tình trạng sức khoẻ bệnh nhân… để chủ động ngăn chặn từ đầu tránh biến chứng và lây nhiễm chéo. Những nơi có diễn biến mới phát sinh, ngành y tế cần khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân, có phác đồ điều trị ngay lập tức, kiên quyết ko để xảy ra tử vong vì những dịch bệnh mùa hè.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.