Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho ra mắt ứng dụng "Bạch Mai Care" với kỳ vọng giảm tình trạng quá tải, đặc biệt thông qua tính năng trả kết quả khám bệnh trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, ứng dụng này cũng đặt ra thách thức về khả năng tiếp cận của người lớn tuổi và những bệnh nhân chưa rành về công nghệ.

Tránh quá tải "kinh niên" bằng đăng ký qua app

BV Bạch Mai, cơ sở chính tại đường Giải Phóng (Hà Nội) từ lâu đã là một "điểm nóng" quá tải của ngành Y tế. Mỗi ngày, hàng nghìn lượt bệnh nhân từ khắp nơi đổ về đây, mong muốn được tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao.

Hành lang BV luôn trong tình trạng đông đúc, khu vực chờ khám, chờ xét nghiệm chật kín người. Tình trạng này không chỉ gây ra sự mệt mỏi, bức bối cho người bệnh mà còn tạo áp lực vô cùng lớn lên đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế.

Trước thực trạng đó, BV Bạch Mai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, và ứng dụng "Bạch Mai Care" là một trong những bước đi mới nhất. Ứng dụng này được kỳ vọng sẽ mang lại sự tiện lợi cho người bệnh, góp phần giảm tải cho BV. Một trong những tính năng nổi bật nhất của "Bạch Mai Care" là đăng ký lịch khám trước qua app và trả kết quả khám bệnh trực tuyến.

BV Bạch Mai cho ra mắt ứng dụng "Bạch Mai Care" với kỳ vọng giảm tình trạng quá tải. (Ảnh: BV Bạch Mai)

BV Bạch Mai cho ra mắt ứng dụng "Bạch Mai Care" với kỳ vọng giảm tình trạng quá tải.

(Ảnh: BV Bạch Mai)

Ứng dụng cho phép người khám có thể đặt lịch khám trực tuyến giúp giảm thời gian chờ đợi, góp phần tăng tính chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Bệnh nhân có thể nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh ngay trên điện thoại thông minh của mình mà không cần mất thời gian, công sức chờ đợi và góp phần giảm tải cho BV, đặc biệt là khu vực trả kết quả.

Ứng dụng sẽ thông báo khi có kết quả và người bệnh có thể xem bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Bệnh nhân cũng dễ dàng theo dõi hồ sơ bệnh án của bản thân và lịch tái khám dễ dàng.

Tiện lợi cho người trẻ, "rào cản" với bệnh nhân lớn tuổi

Ưu điểm là không thể phủ nhận, song vẫn tồn tại một số thách thức là khả năng tiếp cận của người lớn tuổi và những người không rành công nghệ khi đến khám tại BV Bạch Mai. Khảo sát nhanh tại BV Bạch Mai cho thấy, nhiều bệnh nhân lớn tuổi tỏ ra khá "e dè" với ứng dụng này.

Bà Nguyễn Thị Nhung, một bệnh nhân 60 tuổi, bày tỏ: “Công nghệ hiện đại phát triển tạo ra nhiều ứng dụng tiện lợi. Tuy nhiên, chúng tôi là người già, nhiều khi không biết sử dụng điện thoại thông minh, không biết vào đâu để cài đặt, vào đâu để xem kết quả. Chỉ mong BV có thêm nhân viên hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn thì sẽ tốt hơn cho những người như chúng tôi.”

Ông Trương Đình Dũng, 58 tuổi, chia sẻ: “Nghe các bác sĩ nói thì tiện thật đấy, nhưng mà tôi già rồi, không biết dùng.”

Hình ảnh dông đúc thường thấy tại BV Bạch Mai. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Hình ảnh dông đúc thường thấy tại BV Bạch Mai. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Thực tế là không phải người lớn tuổi nào cũng sở hữu điện thoại thông minh. Với nhiều người, điện thoại vẫn chỉ là phương tiện để nghe gọi thông thường. Ngay cả khi có smartphone, việc tải ứng dụng, đăng ký tài khoản và thao tác trên app vẫn là một thách thức lớn đối với người lớn tuổi, vốn ít tiếp xúc với công nghệ. Một số ứng dụng y tế có giao diện phức tạp, chữ nhỏ, nút bấm khó thao tác, gây khó khăn cho người lớn tuổi có thị lực kém hoặc tay chân chậm chạp. Nhiều người lớn tuổi vẫn quen với các hình thức giao tiếp và nhận thông tin truyền thống, chưa sẵn sàng chuyển sang các kênh trực tuyến.

Để "Bạch Mai Care" thực sự trở thành một giải pháp hiệu quả và toàn diện, BV Bạch Mai cần có những giải pháp đồng bộ để ứng dụng này có thể tiếp cận được mọi đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là người lớn tuổi và những người không rành công nghệ. BV cần đẩy mạnh truyền thông về app "Bạch Mai Care" đến người dân, đặc biệt là người lớn tuổi, thông qua nhiều kênh khác nhau (tờ rơi, poster, loa phát thanh, hướng dẫn trực tiếp tại bệnh viện...)…

Ứng dụng "Bạch Mai Care" là một bước đi đúng hướng của BV Bạch Mai trong ứng dụng công nghệ để giảm tải và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, để ứng dụng này thực sự phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa vào việc đáp ứng cho mọi đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là người lớn tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

Đọc thêm

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.

Hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ

Quỹ Hy Vọng với hành trình tìm con yêu của các cặp hiếm muộn. (Ảnh trong bài: TT))
(PLVN) - Sau khi kết hôn, điều mà các cặp vợ chồng mong mỏi nhất chính là sự chào đời của một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, thuận lợi trong việc sinh con. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài phải chịu áp lực nặng nề từ gia đình, xã hội, họ còn phải đánh đổi tiền bạc, sự nghiệp do thời gian điều trị kéo dài, chi phí đắt đỏ. “Quỹ Hy Vọng” mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con thực hiện được giấc mơ làm cha mẹ.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Quyết định nhân văn với thế hệ tương lai

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là để hiểu hơn về vốn di truyền của mỗi người, từ đó có phương án hành động phù hợp. (Ảnh minh họa: Trung tâm Pháp y Hà Nội)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết: “Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã “tặng” con “món quà buồn” tháng 3/2025, Tòa soạn Báo đã nhận được một số thư phản hồi từ bạn đọc. Trong đó đáng chú ý có một lá thư nặng trĩu tâm sự nỗi niềm của một người vợ.

Vợ chồng trẻ hôn mê sâu sau ăn loại nấm ưa nhìn

Bác sĩ Trung tâm Chống độc cùng người nhà bệnh nhân tìm hiểu về loại nấm đôi vợ chồng đã ăn (Ảnh: Nguyên Hà)
(PLVN) - Sau khi ăn nấm rừng có màu trắng, vợ chồng trẻ ở Lai Châu rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chức năng gan tổn thương nặng, tiên lượng xấu. Bác sĩ nhận định đây là loại nấm amatoxin rất nguy hiểm.