Trao gửi giọt hồng, sẻ chia yêu thương

Phong trào hiến máu tình nguyện tại Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. (Ảnh minh họa - Nguồn: Đại học Bách khoa Hà Nội)
Phong trào hiến máu tình nguyện tại Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. (Ảnh minh họa - Nguồn: Đại học Bách khoa Hà Nội)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 30 năm kể từ lời kêu gọi “hiến máu nhân đạo”, phong trào hiến máu tình nguyện giờ đây đã trở thành một hoạt động thường xuyên, lan tỏa sâu rộng. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng trao đi những giọt hồng quý giá, hàng triệu người Việt Nam đã chung tay giữ cho dòng máu sự sống luôn chảy, mang lại hy vọng và hạnh phúc cho biết bao người bệnh.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn đầu năm

Những ngày đầu năm 2025, như một thông lệ, H.Chung (28 tuổi, Hà Nội) lại đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để hiến máu tình nguyện. Gọi là thông lệ bởi từ năm 18 tuổi anh đã duy trì việc làm ý nghĩa này, có năm rủ thêm bạn bè tham gia, có năm lại cùng người yêu đến góp những giọt hồng nhân ái. Với Chung, hiến máu là niềm vui, là niềm hạnh phúc và là cách anh đóng góp một phần nhỏ bé để giúp đỡ những bệnh nhân đang cần máu.

“Mỗi người có cách đón Tết riêng của mình, riêng tôi suốt 10 năm qua vẫn giữ thói quen hiến máu vào dịp Tết. Đây không chỉ là một hành động thiện nguyện mà còn là một lời chúc năm mới ý nghĩa - chúc cho những bệnh nhân cần máu có thêm cơ hội sống, chúc cho bản thân một năm mới tràn đầy sức khỏe để có thể tiếp tục sẻ chia”, H.Chung bộc bạch. Và thế là, năm này qua năm khác, hành trình trao đi giọt hồng nhân ái cứ thế tiếp diễn, trở thành một hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu năm của anh.

Không chỉ có H.Chung, M.Anh (32 tuổi, Hà Nội) cũng duy trì thói quen hiến máu tình nguyện vào mỗi dịp Tết. Năm 2025 đánh dấu năm thứ tư cô hiến máu vào dịp đặc biệt này. Là một người làm việc trong ngành Y nên cô hiểu rõ thời điểm cuối năm cũng như đầu năm mới, nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị luôn ở mức cao, trong khi lực lượng chủ lực trong công tác hiến máu là sinh viên đang trong kỳ nghỉ. Vì thế, M.Anh càng ý thức hơn về sự cần thiết của việc hiến máu trong giai đoạn này.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều người xem hiến máu tình nguyện như một hoạt động mang lại may mắn cho bản thân và gia đình vào dịp đầu năm mới. Trước đây, không ít người còn e dè, lo ngại việc hiến máu đầu năm, thậm chí có quan niệm “mất máu” sẽ không may mắn. Thế nhưng, giờ đây, suy nghĩ đó đã dần thay đổi. Ngày càng nhiều người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội chủ động đến các điểm hiến máu vào mùng 1, 2, 3 Tết Nguyên đán, xem đây như một hành động nhân văn, vừa giúp đỡ cộng đồng, vừa lan tỏa tinh thần thiện nguyện. Không chỉ đi một mình, nhiều người còn rủ bạn bè, người thân cùng tham gia hiến máu, lan tỏa việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn này thành một thói quen tốt đẹp mỗi dịp năm mới.

Chính nhờ sự thay đổi tích cực trong nhận thức của cộng đồng, hàng năm, Lễ hội Xuân hồng do Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện chỉ đạo tổ chức trên phạm vi cả nước trong chiến dịch “Vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết - Lễ hội Xuân hồng” đã đạt được những kết quả ấn tượng. Trải qua 17 kỳ, sự kiện này đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia hiến máu trên khắp mọi miền Tổ quốc. Riêng tại Thủ đô Hà Nội do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chủ trì tổ chức đã tiếp nhận được gần 120.000 đơn vị máu, cho thấy đây là chương trình hiến máu lớn nhất vào mỗi dịp đầu xuân, mang đậm tinh thần nhân ái và lòng yêu thương con người.

Năm nay, Lễ hội Xuân hồng 2025 tiếp tục ghi dấu ấn với 8.928 đơn vị máu được hiến tặng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và các điểm hiến máu cố định. Đây không chỉ là một con số đầy ấn tượng mà còn ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa. Theo PGS. TS Nguyễn Hà Thanh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Lễ hội Xuân hồng không chỉ đơn thuần là một hoạt động hiến máu, mà còn là một bức tranh sống động về tình yêu thương, nơi mà mỗi giọt máu được hiến tặng đều mang trong mình một câu chuyện, một hy vọng. Đây là nơi mà chúng ta có thể cảm nhận được sức mạnh của tình nhân ái, sự kết nối giữa con người với con người, giữa những trái tim cùng chung nhịp đập.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Thực tế cho thấy, phong trào hiến máu tình nguyện tại Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Hành trình này không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái sâu sắc của người dân mà còn phản ánh sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và văn hóa của người dân Việt Nam. Thành công này có được chính là nhờ những đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận, tổ chức, vận động các chiến dịch, giúp phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa sâu rộng.

Việc ứng dụng công nghệ, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại đã giúp thông điệp hiến máu tiếp cận với đông đảo người dân, thu hút sự tham gia ngày càng lớn. Các sự kiện hiến máu được tổ chức ngày một chuyên nghiệp, sáng tạo và tạo dấu ấn sâu sắc trong hành trình kết nối dòng máu Việt. Nhiều chiến dịch quan trọng như Lễ hội Xuân hồng, Những giọt máu hồng hè, Hành trình Đỏ, Ngày Chủ nhật Đỏ, Giọt hồng Blouse trắng, Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện và Ngày Quốc tế Người hiến máu đã trở thành những hoạt động thường niên có sức ảnh hưởng lớn, góp phần duy trì và phát huy phong trào.

Đặc biệt, phong trào hiến máu tình nguyện đã bước vào giai đoạn phát triển bền vững với việc mở rộng các điểm hiến máu cố định. Mô hình này giúp người dân có thể hiến máu thường xuyên mà không cần chờ đến các sự kiện lớn, qua đó bảo đảm nguồn máu ổn định cho công tác cấp cứu và điều trị. Nhờ đó, tỷ lệ tiếp nhận máu tại các điểm hiến máu cố định ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu, đặc biệt vào những thời điểm cao điểm như dịp Tết và mùa hè.

Hàng nghìn người tham gia hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng. (Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương)

Hàng nghìn người tham gia hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng. (Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương)

Có thể thấy, sau 31 năm kể từ lời kêu gọi “hiến máu nhân đạo”, phong trào hiến máu tình nguyện tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ những ngày đầu với số lượng máu tiếp nhận còn khiêm tốn, đến nay, lượng máu hiến tặng đã tăng lên đáng kể. Chỉ tính riêng trong năm 2024, toàn quốc đã vận động, tiếp nhận 1.747.926 đơn vị máu; tương đương 1,7% dân số. Trong đó, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt trên 98%; tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt trên 63%; tỷ lệ đơn vị máu có thể tích 350ml trở lên đạt khoảng 68%.

Tuy nhiên, dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, phong trào hiến máu vẫn chưa thực sự phát triển theo chiều sâu. Số người tham gia hiến máu vẫn còn thấp so với tổng quy mô dân số và lực lượng hiến máu chủ yếu vẫn là đoàn viên, thanh niên các quận, huyện, thị xã, sinh viên các trường đại học, cao đẳng cùng các hội nhóm tình nguyện. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn máu vào những thời điểm sinh viên nghỉ hè, nghỉ Tết.

Hệ quả là vào mùa cao điểm, các cơ sở y tế vẫn đối mặt với tình trạng khan hiếm máu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp cứu và điều trị cho người bệnh. Có những thời điểm, lượng máu dự trữ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, đặt ra nhiều thách thức cho ngành Y tế. Dù sở hữu thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nếu không có nguồn máu sẵn sàng, tính mạng người bệnh vẫn bị đe dọa.

Chính vì vậy, để phong trào hiến máu tình nguyện tiếp tục duy trì và phát triển bền vững, các cấp hội, ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa nhân văn, mục đích cao cả của việc hiến máu. Đồng thời, cần kiện toàn và củng cố hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ tuyên truyền, vận động hiến máu, ngân hàng máu dự bị ở các cấp, cũng như thành lập các câu lạc bộ nhóm máu hiếm.

Việc tổ chức tốt các sự kiện như Lễ hội Xuân hồng, Những giọt máu hồng hè, Hành trình Đỏ, Ngày Chủ nhật Đỏ,… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng. Nhất là cần mở rộng đối tượng hiến máu nhắc lại, hướng tới xây dựng lực lượng hiến máu ổn định tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ sẽ giúp bảo đảm nguồn cung máu liên tục, đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị.

Mặt khác, việc chăm sóc, tư vấn cho người hiến máu cũng cần được chú trọng để khuyến khích họ duy trì thói quen hiến máu thường xuyên. Công tác tôn vinh, khen thưởng những cá nhân có đóng góp tích cực trong phong trào hiến máu cũng đóng vai trò quan trọng. Điển hình như chương trình “Hành trình trái tim nhân ái” do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khởi xướng từ năm 2007 nhằm tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc. Đây là chương trình mở đầu cho sự kiện tôn vinh được Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện đều đặn duy trì từ đó đến nay.

Hy vọng trong tương lai, với sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ cùng với tinh thần nhân ái và sự hưởng ứng tích cực của người dân, phong trào này hứa hẹn sẽ đạt thêm nhiều thành tựu quan trọng, góp phần bảo đảm nguồn máu an toàn và ổn định, đồng thời lan tỏa thông điệp ý nghĩa: “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Đọc thêm

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh
(PLVN) - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành loạt quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều cơ sở y tế tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Phòng khám đa khoa Thiện Nhân bị xử phạt tới 79 triệu đồng vì vi phạm cả trong quảng cáo và việc treo biển hiệu. Nhiều đơn vị khác cũng bị phạt với số tiền từ 24,5 đến 45 triệu đồng.

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.