Nguy cơ xung đột vũ trang do Trung Quốc bành trướng ở biển Đông

Thủ tướng Nhật Bản Abe dự kiến sẽ nêu rõ tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong vấn đề biển Đông tại Hội nghị G-7
Thủ tướng Nhật Bản Abe dự kiến sẽ nêu rõ tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong vấn đề biển Đông tại Hội nghị G-7
(PLO) - Tờ The Economist vừa công bố bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu, theo đó cảnh báo sự bành trướng của Trung Quốc có thể gây ra một cuộc đụng độ vũ trang ở biển Đông.

Theo báo cáo của Economist Intelligence Unit – một đơn vị thuộc tờ The Economist - xếp nguy cơ chiến tranh ở biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách về các mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới. Trong phần phân tích cụ thể, báo cáo nêu lại các hoạt động của Trung Quốc khiến căng thẳng ở biển Đông gia tăng kể từ năm 2014 đến nay, bao gồm huy động các tàu tăng cường hoạt động nạo vét, cải tạo các bãi ngầm, san hô và đá thành các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự.

Báo cáo nêu rõ, hoạt động của Trung Quốc có tác động sâu sắc đến vấn đề lãnh hải. Bởi, theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển, các đảo có người ở mới được hưởng Quy chế lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Theo báo cáo, trong năm 2015, các nỗ lực thay đổi hiện trạng của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, trong tháng 2/2016, một số nguồn tin tiết lộ Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không đến quần đảo Hoàng Sa, dấy lên phản đối chính thức từ Việt Nam và các nước khác. 

“Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, có nguy cơ các hành động gây hấn ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, dấy lên nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang quân sự lớn hơn” – báo cáo nhận định.

Báo cáo kết luận, bất kỳ tranh cãi xấu đi nào cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các quan hệ kinh tế trong khu vực, và có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu, đồng thời có thể làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu.

Trong một diễn biến khác có liên quan đến vấn đề biển Đông, hãng tin Kyodonews ngày 20/3 dẫn các nguồn tin ngoại giao Nhật Bản cho hay, tại cuộc họp cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa 2 nước hôm 29/2 vừa qua, Trung Quốc đã gây sức ép với Nhật, yêu cầu nước này không đưa vấn đề biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G-7 sẽ được tổ chức tại Nhật vào tháng 5 tới. 

Cụ thể, tại cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị của Nhật Bản Shinsuke Sugiyama, ông Kong Xuanyou  - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – đã bày tỏ sự bất mãn với việc Tokyo công khai chỉ trích Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông. Ông Kong cho rằng, các động thái của Nhật Bản trong thời gian qua cho thấy Nhật đang hành động như một bên liên quan đến tranh chấp ở biển Đông.

Ông Kong cũng cảnh báo việc Tokyo có đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự tại Hội nghị Thượng đỉnh G-7 tới đây hay không sẽ là một phép thử về việc liệu 2 nước có thể cải thiện quan hệ song phương hay không. Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái của Nhật.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin ngoại giao Nhật, đề nghị không đưa vấn đề biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị G-7 do Trung Quốc đưa ra đã bị giới chức Nhật Bản từ chối với lý do cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa tại các đảo này.

Theo Kyodonews, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ nêu rõ tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo G-7 sau khi đảm bảo được sự đồng thuận về vấn đề biển Đông tại cuộc gặp của các ngoại trưởng G-7 sẽ diễn ra tại Hiroshima trong tháng 4 tới.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.