Ông Obama muốn cải thiện hình ảnh nước Mỹ từ chuyến thăm Cuba

Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: Reuters
(PLO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng này sẽ viết nên lịch sử với việc trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ tới thăm Cuba trong gần 1 thế kỷ trở lại đây. Người đứng đầu Nhà Trắng bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ giúp xây dựng lại hình ảnh của nước Mỹ ở khu vực Mỹ Latin.

Theo AFP, khoảnh khắc ông Obama đặt chân tới Havana vào ngày 20/3 tới được Nhà Trắng liên tưởng tới “Khoảnh khắc Bức tường Berlin”, sự kiện giống như khi ông Ronald Reagan có bài phát biểu vào năm 1987 trước Cổng Brandenburg. Trong khi ông Reagan tìm cách chấm dứt sự chia rẽ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh ở châu Âu thì ông Obama hy vọng sẽ “phá đổ” về mặt biểu tượng nhiều thập kỷ đối kháng ở khu vực Eo biển Florida.

Chuyến thăm cũng được cho là một sự kiện mang tính chất dấu mốc trong nỗ lực đầy trở ngại của chính quyền Mỹ hiện nay nhằm cải thiện quan hệ với khu vực Mỹ Latin trong bối cảnh các mối quan hệ này vẫn còn bị phủ bóng bởi những cuộc đảo chính, sự can thiệp trong quá khứ. 

Chuyến thăm của ông Obama tới Havana diễn ra chỉ ít ngày sau khi ông này công bố một loạt biện pháp mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Mỹ tới thăm hoặc tới Cuba tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Cho biết 3 ngày trước chuyến thăm của ông Obama, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho hay, ông Obama sẽ tới Cuba trong ngày 20/3, có cuộc hội đàm với Chủ tịch Cuba Raul 

Castro trong ngày 21/3 sau khi có cuộc gặp chung với giới báo chí. Tại Cuba, ông Obama cũng sẽ có cuộc gặp với một số nhà hoạt động sở tại. 

Gần 100 ngày sau khi lên nắm quyền, ông Obama đã tuyên bố với các nhà lãnh đạo khu vực dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ ở Trinidad rằng nước Mỹ đã thay đổi. Cách tiếp cận mới mà tân tổng thống Mỹ khi đó nhắc đến, theo ông Rhodes là việc đảm bảo quan hệ đối tác bình đẳng và thực hiện chính sách đối ngoại tránh đối kháng với các nhà lãnh đạo khu vực như ông Hugo Chavez.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Obama đã có những hành động mang tính biểu tượng, thể hiện quan điểm tích cực với các nhà lãnh đạo ở khu vực Mỹ Latin như bắt tay ông Chavez, gặp Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega, thăm lăng mộ của một linh mục nổi tiếng người Salvadora bị các binh lính có liên quan đến Mỹ giết chết và tại Chile đã ám chỉ “những sai lầm” trong cuộc đảo chính khiến nhà độc tài Augusto Pinochet lên nắm quyền.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Mỹ và các nước ở khu vực Mỹ Latin sau đó vẫn có nhiều phen căng thẳng, như việc có các thông tin cho rằng Cơ quan An ninh quốc gia của Mỹ đã do thám Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hay như việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Caracas sau khi gọi Venezuela là một “mối đe dọa an ninh quốc gia”… dấy lên những chỉ trích từ các nước Mỹ Latin rằng nước Mỹ không hề thay đổi.

Dù vậy nhưng quan hệ giữa Mỹ và các nước Mỹ Latin đã có những bước tiến triển đáng kể trong suốt thời gian qua. Đáng chú ý nhất phải kể đến việc ông Rhodes đã bí mật có các cuộc gặp với các quan chức Cuba tại Canada. Các cuộc thảo luận này đã đưa đến việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và việc mở lại Đại sứ quán của Mỹ ở Havana. “Điều lớn nhất mà chúng tôi có thể làm để thay đổi xu hướng là thay đổi chính sách với Cuba” – ông Rhodes nói. Và “trái ngọt” của chính sách đó chính là chuyến thăm của ông Obama tới Cuba. 

Quan hệ giữa Mỹ và Argentina cũng đang trên đà tiến triển. Sau khi thăm Cuba, ông Obama sẽ tới Buenos Aires. Chuyến thăm diễn ra sau khi chính phủ Argentina đã ký một thỏa thuận với các quỹ đầu tư của Mỹ, theo đó cho phép nước này trở lại hệ thống tài chính toàn cầu.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.