Khởi đầu vòng đàm phán mới về hòa bình tại Syria

Xung đột tại Syria đã khiến hơn 270.000 người thiệt mạng. Ảnh: AFP
Xung đột tại Syria đã khiến hơn 270.000 người thiệt mạng. Ảnh: AFP
(PLO) - Hôm nay (14/3), vòng đàm phán gián tiếp mới về hòa bình tại Syria sẽ chính thức bắt đầu, trong đó, chính phủ Syria và phe đối lập sẽ lần đầu tiên tham gia vào các cuộc thảo luận cụ thể về tương lai của nước này.

Theo AFP, các cuộc thương thảo tại trụ sở của Liên Hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ này diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm 5 năm ngày xung đột bùng nổ tại Syria và là một phần của nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh đã khiến hơn 270.000 người thiệt mạng ở nước này.

Theo đặc phái viên của LHQ Staffan de Mistura, các cuộc thảo luận lần này sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần và trước hết sẽ thảo luận về một chính phủ mới sau khi Syria có hiến pháp mới, sau đó là các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống của Syria trong vòng 18 tháng tới.

Các nhà phân tích cho hay, tình hình liên quan đến Syria đã thay đổi đáng kể kể từ khi vòng đàm phán trước sụp đổ hồi tháng 2 vừa qua. Trong đó, đáng chú ý là việc khi phe đối lập và chính phủ Syria tiến hành đàm phán ở vòng trước, các cuộc đụng độ vẫn đang diễn ra trên khắp Syria, đặc biệt là tỉnh phía Bắc Aleppo.

Tuy nhiên, kể từ ngày 27/2 cho đến nay, thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga làm trung gian đã được mỗi bên cơ bản tuân thủ dù vẫn có những cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm thỏa thuận này. Tình trạng bạo lực giảm đã cho phép LHQ đưa đồ cứu trợ nhân đạo tới cho khoảng 240.000 người ở 10 trong 18 khu vực trên khắp Syria – vốn là một điều kiện quan trọng do phe đối lập đưa ra. 

Song, giữa chính phủ và phe đối lập ở Syria vẫn còn những khác biệt lớn cần phải giải quyết để có thể đạt được 1 thỏa thuận. Những điểm chia rẽ chủ yếu giữa 2 bên hiện nay là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad, cuộc bầu cử tổng thống và loại hình chính phủ mới. 

Ông Joshua Landis – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Trường Đại học Oklahoma – cho rằng, chương trình nghị sự mà đặc phái viên của LHQ đã công bố khó có thể thực hiện được trên thực tế, trước hết là do những tranh cãi về số phận của ông Assad. “Dù phe đối lập và phương Tây kêu gọi ra đi nhưng ông Assad đang mạnh hơn và sẽ không đi đâu” – ông Landis nhận định. 

Phe đối lập tại Syria nhiều lần nhấn mạnh ông Assad sẽ phải ra đi để mở đường cho việc thiết lập một cơ quan chuyển tiếp với đầy đủ quyền điều hành. Theo yêu cầu của phe đối lập, cơ quan này sẽ quản lý các vấn đề của Syria trong thời gian kể từ khi hiến pháp mới đã được thông qua cho đến cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống. 

Tại vòng đàm phán mới, chính phủ Syria cũng đã yêu cầu bỏ vấn đề tương lai của ông Assad ra khỏi chương trình thảo luận. Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đã chỉ trích ông De Mistura về tuyên bố cuộc đàm phán sẽ bao gồm bầu cử tổng thống và cho rằng đại diện của LHQ “không có quyền” thiết lập chương trình nghị sự. 

Chính phủ Syria hiện tại muốn tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống tại nước này theo đúng kế hoạch, theo đó, cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng tới, còn bầu cử tổng thống sẽ được tiến hành vào năm 2021 sau khi nhiệm kỳ 7 năm của ông Assad kết thúc. Bên cạnh đó, chính phủ Syria hiện tại cũng liên tục kêu gọi thành lập một chính phủ thống nhất với sự góp mặt của các thành viên phe đối lập thay vì để trống một giai đoạn chuyển tiếp. 

Điểm đồng thuận duy nhất của cả 2 bên hiện nay là việc từ chối thành lập một chính phủ theo hệ thống liên bang. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.