Người “thổi hồn” cho võ đạo xứ hoa Anh đào trên đất Việt

Người “thổi hồn” cho võ đạo xứ  hoa Anh đào trên đất Việt
(PLO) - Nhắc đến xứ sở hoa Anh đào là người ta nhớ đến môn võ đạo Aikido. Ở Việt Nam, người luyện thành công môn nhu đạo này không có nhiều. Càng ít ai biết rằng, có một võ sư đang âm thầm luyện tập, cống hiến và “thổi hồn” cho môn võ đạo xứ sở hoa Anh đào và ngày đêm đeo đuổi ước mơ mang Aikido đến cho trẻ khuyết tật…

Aikido – cha đẻ của sức khỏe tinh thần…

Sinh ra trong một gia đình có cha là võ sư Nguyễn Duy Thi – một trong những người được Bác Hồ cử sang Trung Quốc học võ thuật để về bảo vệ cho các cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, nhưng Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1972), quê gốc Nam Định không được thân sinh của mình khuyến khích theo nghiệp võ.  Tuy nhiên hai chữ “duyên phận” vẫn “buộc” anh lại với võ thuật, kể cả sau khi đã bén duyên với ngành y. 

Bản thân rất thích học võ nhưng bị cha đẻ từ chối nên Bình đành phải “học mót” các môn võ thuật từ các truyền nhân trong thiên hạ. Sau khi làm bạn với một loạt các phái võ (Thiếu lâm Hồng gia; Thiếu lâm Phật gia; Võ đang thái cực; Thái cực quyền…), Võ sư Nguyễn Thanh Bình mới cảm thấy thỏa mãn với nghiệp võ khi làm quen và chinh phục được môn võ đạo của xứ sở hoa Anh đào Aikido. 

Lần đầu tiên nhìn các võ sinh tập môn võ này, Bình đã bị hút hồn bởi những đường quyền mềm mại, uyển chuyển và cực kỳ điêu luyện. Sau thời gian ngắn ngủi luyện tập bên Nhật Bản, Bình tiếp tục về Việt Nam, rồi bay vào Sài Gòn “tầm sư học đạo”, bởi lúc ấy ngoài Bắc môn võ này chưa được mấy thịnh hành. 

Aikido là một trong số ít môn võ nhu đạo của Nhật Bản, cũng như cả thế giới.
Aikido là một trong số ít môn võ nhu đạo của Nhật Bản, cũng như cả thế giới. 

Khoảng thời gian hơn 1 năm theo học môn võ này ở Sài Gòn tuy không nhiều nhưng cũng đủ để chàng trai thành Nam tiếp thu được các đường nét cơ bản nhất của Aikido. Cộng với sự dày công khổ luyện và mày mò tìm hiểu, học hỏi môn võ này trên các trang mạng quốc tế, đã khiến Bình ngày càng “say đắm” môn võ mà anh cho là “kỳ lạ” và rất “độc đáo” này.

Theo Võ sư Nguyễn Thanh Bình, khác với các môn võ mang tính chất đối kháng (dùng sức mạnh, cơ bắp, mang tính chiến đấu cao), mà anh đã từng theo học, Aikido là một trong số ít môn võ nhu đạo của Nhật Bản, cũng như cả thế giới. 

Sự khác biệt này thể hiện ở sự hiền hòa, dẻo dai, nhẫn nhịn của các thế võ. Đặc biệt, môn võ này cũng giúp người tập rèn luyện một sức khỏe tinh thần bền bỉ, dẻo dai, ý chí sắt đá mà ít môn võ nào có được. 

Ngoài ra, theo lý giải của Võ sư Nguyễn Thanh Bình: “Nếu như nhu là sự dẻo dai, bền bỉ, ý chí và nghị lực thì đạo có nghĩa là đường, mà chỉ đi theo một con đường thẳng. Đó là con đường nhu đạo, hiệp khí đạo… Không chỉ mang đến cho con người sức khỏe, sự dẻo dai…, Aikido còn giúp người tập giảm bớt sự mệt mỏi, đặc biệt là những áp lực về mặt tinh thần. Trong quá trình tập, con người sẽ được giải phóng năng lượng, giảm mọi căng thẳng, ức chế trong cuộc sống và học tập…” .

Yêu thương là… sức mạnh!

Võ sư Bình cũng cho hay, cũng chính bởi bản thân mang đầy đủ những đặc điểm về nhu đạo, trong quá trình tập luyện Aikido tạo nên một sự hòa đồng giữa những người tập với nhau, nó mang đến cho người ta cảm giác yêu thương, gắn bó của một gia đình. 

Ở đó không có sự cạnh tranh, phân biệt đẳng cấp hay đối kháng, mà ngập tràn sự yêu thương giữa con người với con người. Cũng bởi sự “nhu mì” này, đã biến Võ sư Nguyễn Thanh Bình, từ một chàng trai nóng nảy, hiếu thắng…, thành một người đàn ông khiêm tốn, nhẹ nhàng, điềm đạm, bản lĩnh như ngày hôm nay. 

“Khi đã luyện thuần thục môn võ đạo này, tôi mới hiều vì sao cha không tán thành việc tôi theo học võ (vì phần lớn các môn võ đều mang tính chất đối kháng, chiến đấu rất cao)” – Võ sư Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Theo Võ sư Bình, Aikido rất phù hợp với phụ nữ. Và sẽ rất sai lầm khi cho rằng, tập Aikido sẽ làm vóc dáng phụ nữ xấu đi bởi sự thô ráp, cơ bắp mà hầu hết các môn võ mang lại. Mặt khác, đây là một môn võ xuất phát từ cuộc sống, lao động…, nên nó cũng sẽ rèn luyện cho con người ta một sự bền bỉ, dẻo dai khi làm việc, góp phần mang đến hiệu quả cao hơn trong lao động, học tập. Tuy nhiên, “chỉ khi nào bước vào luyện tập và chinh phục được môn võ này, chúng ta mới cảm nhận được sự tuyệt vời của nó!” – Võ sư Bình chia sẻ. 

Muốn chinh phục được môn võ này, theo Võ sư họ Nguyễn, đòi hỏi một sự luyện tập rất chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại. Chính vì thế, để có ngày hôm nay Võ sư Bình đã phải “đổ rất nhiều mồ hôi, nước mắt” trên sàn tập. Để rồi, anh đam mê Aikido đến mức “cứ đến giờ tập mà không tập là lại thấy nhớ”. 

Và anh luôn “thổi hồn” cho môn võ yêu thích của mình bằng việc nỗ lực rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và sáng tạo ra cách truyền đạt kiến thức về môn võ cho các học trò của mình.

Ước mơ mang Aikido đến cho trẻ khuyết tật

Để truyền đạt lại những tinh hoa của môn võ cho các học trò của mình, Võ sư Nguyễn Thanh Bình đã thành lập Câu lạc bộ võ Aikido Trường Đại học Y Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay (năm 2004), Câu lạc bộ đã ngày càng lớn mạnh và phát triển với tổng số hơn 100 võ sinh tham gia sinh hoạt và học tập. 

Võ sư Bình đang hướng dẫn môn sinh
Võ sư Bình đang hướng dẫn môn sinh

Với vỏn vẹn 200.000 đồng/tháng, chi phí đó chỉ “đủ và thiếu” chứ “không bao giờ thừa”, nhưng “cái được” mà Câu lạc bộ, thầy Bình đem lại cho các học trò của mình là sức khỏe, sự dẻo dai, lòng nhân ái, bao dung của con người, góp phần mang đến một xã hội tốt đẹp hơn. 

Xuất phát từ phương ngôn: “Thế giới là yêu thương”, sau khi thực tế, tham khảo mô hình dạy Aikido cho đối tượng trẻ em khuyết tật tại TP. HCM do Võ sư Đặng Văn Phát và vợ là Nguyễn Thị Loan thành lập, Võ sư Nguyễn Thanh Bình đã có ý tưởng mở một lớp dạy Aikido cho các đối tượng này. 

Theo anh: “Trẻ em khuyết tật, bao gồm cả trẻ bị down, tự kỷ, câm điếc, khuyết tật vận động đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Thực tế, ở miền Bắc cũng chưa có một mô hình dạy võ thuật nào dành riêng cho các em, ngoài các lớp học chuyên biệt cho các em mà chỉ các gia đình có điều kiện mới cho con theo học được…”. 

Chính bởi vậy, anh sẽ mở một lớp học hoàn toàn miễn phí cho nhóm đối tượng này với mong muốn tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, góp phần hỗ trợ nâng cao sức khỏe tinh thần và vận động cho các em. 

Với lợi thế Câu lạc bộ nằm trong khuôn viên của Trường Đại học Y Hà Nội, anh hy vọng và tự tin nó đã là một sân chơi đảm bảo sự an toàn cho các bé. Để thực hiện ước mơ của mình, Võ sư Bình đang trong quá trình tìm hiểu, động viên và khuyến khích các gia đình (trước hết là các bạn bè thân hữu, hàng xóm) có con em thuộc đối tượng trẻ em khuyết tật cho con em mình tham gia lớp học này. 

Anh cho hay, một số người không tin tưởng và cũng chưa tin vào khả năng có thể luyện tập của con em mình. Nhưng anh sẽ kiên trì thuyết phục, vận động và chứng minh cho họ thấy sự nhiệt thành và nỗ lực của mình. 

“Dù chỉ có một em đăng ký học tôi cũng sẽ dạy. Dù phải mất nhiều thời gian, công sức để dạy cho các em một động tác thôi tôi cũng sẽ gắng kiên trì. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất…, nhưng đến đâu hay đến đó, miễn là mình có tâm và sự nhiệt tình!” – anh khẳng định./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.