Người nghèo“tá túc” hành lang bệnh viện để tiết kiệm chi phí

Cảnh màn trời chiếu đất của thân phận "tầm gửi"
Cảnh màn trời chiếu đất của thân phận "tầm gửi"
(PLO) - Tá túc ở hành lang bệnh viện chủ yếu là những người nhà bệnh nhân bị tai nạn giao thông, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo... phải điều trị ở Khoa Phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện 103. Họ ăn, ngủ ngoài hành lanh chỉ vì muốn được "bênh cạnh" người nhà và tiết kiệm chi phí...
Vừa dọn dẹp chăn, màn, chiếu, gối trên hành lang bệnh viện, chị Hường (SN 1975), quê ở Hòa Bình vừa rơm rớm nước mắt kể với tôi rằng: Cách đây hơn một tháng, chồng chị chẳng may bị tai nạn khi chạy xe trên đường, bác sỹ sau khi chụp chiếu kết luận bị rạn sọ, có một khối máu tụ trong não. Thế nên, hai mẹ con chị phải chọn một góc nhỏ bên hành lang bệnh viện để làm nơi trú ngụ, vừa là để tiện bề chăm sóc chồng, vừa giữ sức cho “cuộc chiến” giành giật mạng sống dài hơi. 
Chị Hường cho biết thêm, mỗi buổi sáng chị phải dậy thật sớm để đi chờ xin cháo từ thiện mang về cho bữa ăn sáng của hai mẹ con. Buổi trưa, đôi lúc có một tổ chức hay cá nhân giàu lòng nhân ái nào đó đến bệnh viện cho cơm, bánh gói hoặc bánh mì thì mẹ con chị cũng đỡ được một phần chi phí. Buổi tối, thường là chị Hường phải đi ra trước cổng bệnh viện để mua cơm bụi, lúc thì chị ăn hết 10.000 đồng/bữa, nhưng những lúc giá cả đắt đỏ thì chị phải ăn đến... 15.000 đồng. 
Cùng cảnh giống chị Hường, chị Nguyễn Thị Ngả có con trai là Đinh Văn L (SN 1988), nạn nhân một vụ tai nạn giao thông, rơm rớm nước mắt kể: Do không có bảo hiểm y tế nên mỗi ngày tiền thuốc thang, chạy chữa cho L cũng gần 3 triệu đồng. Số tiền này có thể đối với nhiều người là không quá lớn, nhưng với những gia đình quanh năm chỉ trông vào dăm sào ruộng, một đàn lợn còi như mẹ con chị Ngả thì đây là một gánh nặng trên hành trình đi tìm sự sống. “Hôm qua tôi tranh thủ về, bán tất cả của nả đi được hơn 20 triệu nữa, hi vọng sẽ đủ chi phí từ giờ đến lúc ra viện chứ nếu cần nhiều hơn nữa thì  chẳng biết trông vào đâu...” – chị Ngả xót xa.
Tiết trời ngày hè đang nóng nực bỗng dưng trở lạnh, gió mỗi lúc một lớn, hành lang bệnh viện hút gió và nồng nặc mùi thuốc khử trùng. Những người nhà bệnh nhân, bên cạnh việc thiếu thốn, vất vả, lo lắng về tình hình bệnh của người thân, họ còn phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” theo đúng nghĩa.
Đối với một số người ở tỉnh, thành khác như Nam Định, Tuyên Quang, Thái Nguyên… hay xa xôi hơn nữa là những người từ trong Nam đưa người nhà ra để chữa bệnh không có tiền thuê trọ, họ chuẩn bị chăn, chiếu, màn rồi nằm tạm luôn ở dưới gốc cây, có người còn dựng lều trong sân bệnh viện. Lâu dần, họ trở thành “bạn” cùng cảnh ngộ, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm khi ở đây và nên ăn những gì vừa tốt mà lại vừa với túi tiền.
Bác T. (52 tuổi, quê Tuyên Quang) cho biết: “Ngày nào tôi cũng ngủ dưới gầm cầu thang này. Khu vực này là chỗ ngủ của 4, 5 người nhà tới chăm bệnh nhân, mỗi người một quê, mỗi người một cảnh ngộ. Tôi chăm chú đã được một tháng, không biết bệnh tình rồi thế nào nhưng cứ chăm sóc vậy chứ biết làm sao. Mọi khi nhiều muỗi lắm nhưng may hôm nay ít muỗi. Ở nhà trên chăn, dưới chăn còn lạnh, ở đây không có tiền thì đành chịu vậy”.
Chỉ tay vào chiếc ghế xếp đang nằm, bác T nói tiếp: “Cái ghế này lúc còn mới thì người ta mua 300.000 đồng, nhưng nay đã cũ nên bác mua chỉ có 100.000 đồng thôi. Chỗ này ai cũng nằm như thế”.
7 giờ sáng, giờ thăm bệnh đã hết phần lớn người nhà chăm sóc bệnh nhân điều trị ở Khoa Phẫu thuật thần kinh bị dồn ra một góc hành lang bệnh viện. Khu vực này vì thế cũng ồn ã hơn. Vừa kể chuyện, ông Thành, cha của bệnh nhân Đinh Văn Thưởng (31 tuổi) quê ở Hải Dương vừa vỗ đôm đốp vào chân như tự trách mình. Thì ra, đêm qua vì bận trông người con trai đến nỗi mệt lả nên ông Thành bị kẻ gian móc mất chiếc điện thoại và mấy trăm ngàn dắt lưng dành để mua cháo cho con. 
Anh Đinh Văn T đứng gần đó kể, cảnh tượng bị “đạo chích” khoắng đồ như trường hợp ông Thành không phải là hiếm, trung bình tháng nào cũng có người bị “dính” phải như vậy. Trường hợp nhẹ thì mất các vật dụng chăm sóc người bệnh như bô, chậu, khăn mặt, giường, nghiêm trọng hơn thì mất tiền, ví, điện thoại. Nhưng có một điểm chung của tất cả các nạn nhân là họ đều không hề báo lại cho đơn vị bảo vệ, lãnh đạo bệnh viện./.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.