Người dân tộc thiểu số được hưởng ưu đãi gì về trợ giúp pháp lý?

Người dân tộc thiểu số được hưởng ưu đãi gì về trợ giúp pháp lý?
(PLO) - Trước đây, người dân tộc thiểu số (DTTS) “thường trú” ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn mới được trợ giúp pháp lý (TGPL), nay người DTTS “cư trú” ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đều được TGPL. 

Người dân tộc thiểu số ở đâu được trợ giúp pháp lý?

Những năm qua, mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư, ưu tiên cho người DTTS nhưng nhìn chung đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vùng DTTS và vùng có điệu kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Vì vậy, bên cạnh các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… còn có chính sách về TGPL cho người DTTS. 

Theo quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc thì DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, dân tộc đa số là dân tộc Kinh, 53 dân tộc còn lại đều là DTTS.

Trước đây, theo Luật TGPL năm 2006 người DTTS “thường trú” (có Sổ hộ khẩu) ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn mới được TGPL, thì nay theo Luật TGPL năm 2017 người DTTS “cư trú” (thường trú, tạm trú) ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đều được TGPL. Như vậy, Luật đã có sự kế thừa và phát triển, nhằm tạo điều kiện hơn để người DTTS được hưởng chính sách TGPL. 

Ngoài ra, người DTTS nếu không cư trú ở những vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì vẫn được TGPL nếu họ là người có công với cách mạng, người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo bị buộc tội, trẻ em, người dưới 18 tuổi bị buộc tội, người có khó khăn về tài chính như:  cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV (Điều 7 Luật TGPL năm 2017).

Trợ giúp pháp lý đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm những hoạt động nào? 

Cụ thể hơn, Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Chính phủ quy định chính sách TGPL đồng bào DTTS tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn bằng các hoạt động hỗ trợ như: (1) Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức 

tạp hoặc điển hình; (2) Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm TGPL Nhà nước tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư; tăng cường năng lực cho người thực hiện TGPL; (3) Truyền thông về TGPL bao gồm: (a) Thiết lập đường dây nóng về TGPL; (b) Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về TGPL bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh xã; (c) Tổ chức các đợt truyền thông về TGPL ở cơ sở.

Cũng như diện người được TGPL khác, người DTTS được Trung tâm TGPL nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện TGPL khi người được TGPL đang cư trú tại địa phương hoặc vụ việc TGPL xảy ra tại địa phương hoặc vụ việc TGPL do cơ quan có thẩm quyền về TGPL ở Trung ương yêu cầu. Hình thức TGPL bao gồm: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng. 

Thù lao trợ giúp pháp lý do Nhà nước chi trả

TGPL là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL trong vụ việc TGPL theo quy định của Luật TGPL, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Dịch vụ pháp lý được hiểu là một dịch vụ công của Nhà nước, do Nhà nước đảm bảo thực hiện. Người được TGPL (trong đó có đối tượng là người DTTS) không phải trả tiền thù lao cho người thực hiện TGPL (Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPL nhà nước), mà tiền thù lao này do Nhà nước chi trả. 

Trong quá trình người DTTS được Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng (bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính), nếu người DTTS không biết tiếng Việt hoặc là người câm, người điếc thì được TGPL cử người phiên dịch và toàn bộ chi phí do Nhà nước chi trả. 

Khi giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được TGPL thì các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải thích quyền được TGPL và giới thiệu đến tổ chức thực hiện TGPL; các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) có trách nhiệm tạo điều kiện cho người được TGPL hưởng quyền TGPL, tạo điều kiện cho Trợ giúp viên pháp lý/Luật sư tham gia tố tụng để bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL nói chung, người được TGPL là người DTTS nói riêng (Điều 41, 42 Luật TGPL năm 2017). 

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.