Người dân đòi hỏi tòa án thực thi công lý cũng là tiếp cận công lý

Cần trao cho TANDTC thẩm quyền ban hành án lệ
Cần trao cho TANDTC thẩm quyền ban hành án lệ
(PLO) - Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền Tư pháp với qui định “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). 
Khẳng định này rất quan trọng để một trong những nhánh quyền lực của bộ máy Nhà nước là quyền Tư pháp (QTP) được triển khai, thiết thực đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 
PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn - Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã trao đổi với PLVN về những vấn đề xung quanh nhánh quyền lực có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân này.
Quyền tư pháp là quyền chính trị để bảo vệ quyền công dân
Qua thực tiễn công tác cải cách Tư pháp, theo ông, QTP được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 được hiểu như thế nào, thưa ông?
- Về mặt khoa học, hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “Tư pháp” và “Quyền Tư pháp”. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì mục đích của QTP vẫn là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bằng hoạt động của TAND, thông qua thủ tục Tư pháp.
PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn
 PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn
Như vậy, QTP là quyền xét xử do tòa án thực hiện và là một quyền chính trị do Nhà nước thực hiện để trông coi, giữ gìn pháp luật như nghĩa Hán – Việt của từ “Tư pháp”. QTP vì thế là quyền xét xử của tòa án khi tòa án nhân danh Nhà nước phán quyết về các hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp, buộc các cá nhân, tổ chức chịu sự phán quyết đó phải thi hành. 
Nhưng thực tế, QTP không chỉ bó hẹp trong hoạt động xét xử mà được triển khai quyền xét xử trải rộng từ khi bắt đầu quá trình tố tụng Tư pháp cho đến khi thi hành xong bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Đây là đặc trưng có tính chất cơ bản, bao trùm nhất của tòa án, thể hiện tính chính danh của QTP.
Khi thực hiện QTP, phán quyết của tòa án không phải là sự đánh giá hay phản ứng của Hội đồng xét xử mà là hình thức thể hiện quan điểm, sự đánh giá của Nhà nước đối với vụ án. Với tính chất đó, các bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu bản án, quyết định đó có sai sót thì sẽ được giải quyết theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, không theo thủ tục khiếu nại thông thường.  
Tuy là cơ quan thực hiện QTP nhưng tòa án không phải là cơ quan duy nhất thực hiện các hoạt động Tư pháp. Ngoài tòa án ra, một số cơ quan Nhà nước khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án được phân công thực hiện một số hoạt động Tư pháp (hoạt động điều tra, truy tố, thi hành án). Bên cạnh đó còn có các tổ chức luật sư, bổ trợ Tư pháp (giám định tư pháp, công chứng, trợ giúp pháp lý) tham gia vào quá trình tố tụng Tư pháp, phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Nhà nước phải đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho người dân
QTP sẽ có giá trị hơn khi bản thân người dân được tiếp cận với quyền này. Vậy ông có thể cho biết Nhà nước sẽ bảo đảm khả năng tiếp cận QTP của người dân ra sao để QTP thực sự là chỗ dựa công lý cho ngay cả những người dân “thấp cổ bé họng”?
- Thực hiện QTP chính là thông qua pháp luật để thực thi công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân như Hiến pháp 2013 đã xác định. Người dân đòi hỏi tòa án thực thi công lý cũng là tiếp cận công lý. Quá trình tiếp cận này bắt đầu từ khi xuất hiện nhu cầu được tiếp cận công lý,  kết thúc là phán quyết của tòa án được thực thi trong thực tế. 
Để tiếp cận công lý, người dân cần phải có được những phương tiện nhất định. Về nguyên tắc, Nhà nước phải đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho người dân. Điều đó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước công dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Người dân có quyền yêu cầu Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng pháp luật nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình tại cơ quan Nhà nước khi có tranh chấp hoặc xử lý vi phạm pháp luật.
Có thể nói, Hiến pháp và pháp luật hiện hành đã quy định cho người dân nhiều quyền để tiếp cận thuận lợi công lý. Các quyền đó được thực hiện bởi một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một hệ thống Tư pháp công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả với những nguyên tắc dân chủ như: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm; thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm…
Tôi lấy một ví dụ thực tế để thấy rõ hơn việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân. Trong thực tiễn Tư pháp dân sự, một số tòa án từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng. Để khắc phục điều này, Bộ luật Tố tụng Dân sự cần bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án không được từ chối giải quyết. 
Bởi vì khi quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm thì Nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua tòa án. Tuy nhiên, để có cơ sở thực hiện được quy định nêu trên, cần trao cho TANDTC thẩm quyền ban hành án lệ. Nếu chưa giao cho TAND thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện thẩm quyền nêu trên. Có như vậy mới bảo đảm được vai trò và chức năng của tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện QTP, bảo đảm được quyền tiếp cận công lý của người dân. 
Tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân tiếp cận công lý
Chúng ta đang nỗ lực thực hiện Chiến lược cải cách Tư pháp để xây dựng một nền Tư pháp “vì dân”. Vậy, nỗ lực đó sẽ có những đóng góp như thế nào vào việc đảm bảo quyền tiếp cận QTP của người dân?
- Mục tiêu của Chiến lược cải cách Tư pháp là “Xây dựng nền Tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động Tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. 
Qua 9 năm thực hiện Chiến lược cải cách Tư pháp, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực như hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự, hoàn thiện pháp luật về tổ chức của các cơ quan Tư pháp, hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Chất lượng hoạt động Tư pháp được nâng lên. Việc tranh tụng tại phiên tòa bước đầu đạt được một số kết quả tích cực đã tạo không khí dân chủ trong hoạt động tư pháp… 
Có thể nói, kết quả cải cách Tư pháp đã tác động tích cực đến khả năng và cơ hội tiếp cận công lý, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong hoạt động Tư pháp. 
Cần nhấn mạnh rằng, các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan đến tổ chức và hoạt động tư pháp đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời và đúng định hướng của Đảng về cải cách Tư pháp. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là cần đưa các quy định đó vào cuộc sống nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động Tư pháp. Trước mắt, cần hoàn thiện các luật về tổ chức và hoạt động của tòa án và các cơ quan khác thực hiện hoạt động Tư pháp; khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, các luật về thi hành án...; xây dựng các luật mới về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, về tạm giữ, tạm giam... Trong việc hoàn thiện pháp luật về tư pháp, theo tôi cần quy định theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân tiếp cận công lý.
Trân trọng cảm ơn ông!
PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn: Chúng ta đang hướng đến mô hình tố tụng theo hướng kết hợp những giá trị tích cực của mô hình tố tụng thẩm vấn (hay còn gọi là tố tụng xét hỏi) kết hợp với các yếu tố tiến bộ của mô hình tố tụng tranh tụng.
Như vậy sẽ khắc phục được những hạn chế của mô hình tố tụng thẩm vấn hiện nay, tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp minh bạch, công khai, khách quan, dân chủ, công bằng, bảo đảm yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Đó là một trong những giải pháp mang tính đột phá thúc đẩy quyền tiếp cận công lý của người dân. Bên cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế và tăng cường năng lực giám sát của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân đối với hoạt động tư pháp cũng là đòn bẩy để chiến  lược cải cách Tư pháp được tiến hành nhanh đến mục tiêu và đảm bảo quyền của người dân đối với quyền tiếp cận quyền Tư pháp.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.