“Quyền tư pháp” của Tòa án cần được tiếp tục làm rõ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì buổi làm việc tại TANDTC
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì buổi làm việc tại TANDTC
(PLO) - Hôm qua (25/8), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng TANDTC về tình hình quán triệt, triển khai thực hiện Chiến lược CCTP đến năm 2020 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ CCTP  trong 6 tháng đầu năm…
Tòa án kiểm soát toàn bộ các hoạt động tố tụng?
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 92- KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược CCTP đến năm 2020, Ban Cán sự Đảng TANDTC đã xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa những nhiệm vụ, yêu cầu và quán triệt đến mỗi cán bộ, công chức…
Tòa án các cấp đã tập trung nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án; chú trọng làm tốt việc tranh tụng tại phiên tòa; xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự; tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật…; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức Tòa án các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh…
Theo báo cáo của TANDTC, hiện nay cơ quan này đang tổ chức nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND, trong đó đã thể hiện rất nhiều nội dung theo tinh thần CCTP như: hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử với mô hình Tòa án 4 cấp (TANDTC, TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và TAND sơ thẩm khu vực); thẩm quyền của TANDTC trong phát triển án lệ; đổi mới tổ chức và hoạt động của TANDTC…
Ngoài ra, một số nội dung CCTP liên quan tới nguyên tắc hoạt động của Tòa án cũng đã và đang được nghiên cứu để thể chế hóa trong quá trình xây dựng các luật khác như: tăng cường tranh tụng tại phiên tòa; đổi mới chế định giám đốc thẩm; xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan trong thực hiện các hoạt động tư pháp.
Xuất phát từ quy định tại Hiến pháp rằng: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; “TANDTC là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, TANDTC cho rằng: “Cần nhận thức chỉ có Tòa án mới có quyền hạn chế quyền tự do, tước bỏ quyền sống của con người theo pháp luật và Tòa án thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lý. Do đó, các hoạt động của CQĐT, VKS nhằm phục vụ cho hoạt động xét xử. Chính vì vậy, Tòa án phải kiểm soát các hoạt động tố tụng từ khi bắt, giam giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quá trình điều tra, truy tố. Nếu phát hiện các hoạt động tố tụng không đúng thì Tòa án yêu cầu cơ quan đó thực hiện hoặc tự mình thực hiện các hoạt động để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án”.
Cần làm rõ nội hàm của “quyền tư pháp” 
Trước kiến nghị trên của TANDTC, một số đại biểu đã tỏ ra băn khoăn và đề nghị cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Thượng tướng Lê Quý Vương- Thứ trưởng Bộ Công an cho hay: “Hiện nay, mô hình tố tụng của Việt Nam đã tương đối rõ ràng. Tôi cũng băn khoăn về việc quy định Tòa án kiểm soát các hoạt động tố tụng. Cái này cần được xem xét kỹ. Hiện nay, giám sát hoạt động điều tra đã có Viện kiểm sát và quan điểm của Bộ Công an vẫn là càng có giám sát nhiều thì càng tốt”.
Còn bà Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương và một số đại biểu khác đều có quan điểm: quyền tư pháp như thế nào, mối quan hệ giữa các cơ quan cũng như việc Tòa án thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực như thế nào, cần phải tiếp tục xem xét nghiên cứu, làm rõ để tránh trùng lặp.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền thì phát biểu: “Tòa án vẫn có thể kiểm tra, giám sát  bằng nhiều cách: khi hồ sơ đến Tòa thì vẫn kiểm tra, xem xét và nếu cần thiết thì trả hồ sơ. Trong khi xét xử cũng vậy, nếu phát hiện sai sót thì HĐXX trả hồ sơ để điều tra lại”.
Trong khi đó, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn lý giải, việc Tòa án thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý là một điểm mới trong Hiến pháp 2013. Việc cụ thể hóa chức năng của Tòa án khi thực hiện quyền tư pháp và nhiệm vụ hiến định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trước những ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Hiến pháp 2013 đã nhấn mạnh vị trí của Tòa án với nhiều nội dung mới. Cần phải tiếp tục làm rõ nội hàm của quyền tư pháp như thế nào. Điều này có thể chưa làm được ngay nhưng ít nhất thì nó cũng phải được thể hiện mang tính chất định hướng quan trọng trong Luật Tổ chức TAND đang được xây dựng. Đây là nội dung mới, làm sao cụ thể hóa, thể chế hóa và làm rõ vai trò, chức năng của Tòa án, sự phân công, phối hợp như thế nào để phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không mâu thuẫn với quyền lực của các cơ quan khác hoặc làm giảm quyền năng của cơ quan khác.
Chủ tịch nước cho rằng: “Trong Luật Tổ chức TAND tới đây có thể chưa giải quyết được triệt để về quyền tư pháp của Tòa án như trên, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục làm rõ về vấn đề này”.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng VKSNDTC về tình hình quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị.  
Tiếp tục khẳng định vai trò của tranh tụng
Đề xuất, kiến nghị một số nội dung trong CCTP, TANDTC cho rằng: “Tranh tụng tại phiên tòa phải đảm bảo các tình tiết khách quan của vụ án phải được trình bày đầy đủ và thẩm định kỹ lưỡng tại phiên tòa. Vai trò của thẩm phán là người điều hành tranh tụng, còn trách nhiệm tranh tụng là của kiểm sát viên với luật sư hoặc bị cáo (đối với vụ án hình sự) hoặc giữa luật sư của các bên và các đương sự (trong vụ án dân sự)”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.