Người biến Tư pháp thành “đặc sản” trên đất cò Thanh Miện

Người biến Tư pháp thành “đặc sản” trên đất cò Thanh Miện
(PLO) - Người cán bộ đã thổi một “luồng gió mới” cho công tác tư pháp cơ sở thông qua nhiều sáng kiến cải cách, đổi mới lề lối làm việc luôn tâm niệm “làm sao để giúp dân nhiều nhất”. Đó là ông Phạm Văn Xuất (SN 1957), Trưởng phòng Tư pháp huyện Thanh Miện, Hải Dương.
Từ một anh giáo làng gần chục năm bươn chải, vượt núi “cõng chữ” xóa mù văn hóa trên khu vực biên giới Sìn Hồ (Lai Châu), rồi chợt “rẽ ngang” sang phụ trách công tác văn phòng huyện, đến cương vị Trưởng phòng Tư pháp huyện, ở cương vị nào ông cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Yêu nghề Tư pháp từ cái thời “con dấu đi nương”
Chúng tôi tìm đến Phòng Tư pháp huyện Thanh Miện khi trời đã ngả sang chiều, vậy nhưng không khí làm việc nơi đây vẫn khá nhộn nhịp. Có không ít người dân đạp xe tìm đến UBND huyện để nhờ tư vấn, chứng thực, đăng ký hộ tịch. 
Ông Xuất cười giải thích: “Bất cứ khi nào dân tìm đến, mình cũng đều cố gắng giải quyết công việc cho họ suôn sẻ. Mà đây không phải là giúp dân giải quyết công việc tức thời, tác dụng thời gian ngắn đâu, Tư pháp quan trọng lắm, giúp giải quyết hồ sơ, giấy tờ gắn cả cuộc đời một con người, từ thế hệ này sang thế hệ khác”. 
Rồi ông kể cho chúng tôi nghe chuyện ông làm công tác tư pháp ở vùng cao ngày trước. Năm 1980, trong khi nhiều người trẻ còn đang loay hoay tìm lối đi cho mình thì chàng thanh niên đất cò Thanh Miện Phạm Văn Xuất  đã mạnh dạn xung phong lên Sìn Hồ diệt “giặc dốt” cho trẻ vùng cao. Ít năm sau, Phạm Văn Xuất tiếp tục được điều động làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông Hồng Thu rồi giữ cương vị Phó Văn phòng UBND huyện kiêm cả công tác tư pháp. 
Bấy giờ, để sâu sát tình hình cơ sở, hoạt động tuyên truyền pháp luật cho người dân bản địa gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, mỗi đợt triển khai tuyên truyền lên khu vực miền núi, từ trung tâm huyện tới xã cũng cách nhau gần 100km đường rừng, mỗi chuyến đi như vậy kéo dài đằng đẵng cả tháng. Vất vả là vậy, nhưng chẳng khi nào người ta thấy ông Phạm Văn Xuất kêu than nửa lời. 
“Cái thời ấy, người tuyên truyền pháp luật như mình vẫn được anh em gọi là “con dấu đi nương”, trợ cấp nhận được chỉ vài cân gạo thôi, vất vả nhưng sâu sát được tình hình, tuyên truyền cho người dân bản địa thêm hiểu và chấp hành tốt pháp luật là vui lắm rồi” - ông Xuất nhớ lại.
Cũng nhờ bề dày kinh nghiệm như vậy mà năm 2005, sau khi đã kinh qua nhiều công việc khác, được phân công đảm nhận công tác Trưởng phòng Tư pháp huyện Thanh Miện, ông Xuất vui như “gặp lại bạn quý” và không hề thấy bỡ ngỡ chút nào. Suốt những năm tháng gắn với nghề ở Phòng Tư pháp huyện Thanh Miện, ông Phạm Văn Xuất nhớ như in câu chuyện của một ông hơn 70 tuổi, bị bom napan làm cháy xém mất nửa khuôn mặt. Ông lão tội nghiệp ấy đã lụi cụi đạp xe lên Phòng Tư pháp huyện xin cải chính lại họ. 
“Ấy là quãng thời điểm năm 2007, ông lão mang họ Nguyễn, nay muốn cải chính lại gốc họ Lê, nhưng đáng ngại nhất là toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đều đã mất sạch. Điều này khiến công tác cải chính gặp rất nhiều khó khăn”, ông Xuất nhớ lại. 
Xác định đây là nhiệm vụ và mong muốn chính đáng của công dân, suốt nhiều tuần ông Xuất lặn lội đi xác minh tại địa phương, tìm kiếm các hồ sơ giấy tờ liên quan, hỏi thăm tất cả các cụ cao niên để chứng thực cho trường hợp này. Việc xong xuôi, cụ già cầm tờ 100.000 đồng tích cóp “xoăn tít như vỏ đỗ” mang biếu cán bộ. Ông Xuất và các cán bộ trong Phòng từ chối, ông già ứa nước mắt, rối rít cảm ơn. 
“Muốn làm gì thì làm nhưng đều là công chức nhà nước cả, phải xác định là công bộc của dân, mình giúp được dân cái gì thì tốt cái ấy. Và chắc chắn một trong những nghề giúp được dân nhiều nhất, tiếp xúc hỗ trợ dân được nhiều nhất đó là nghề tư pháp” – ông Xuất tâm sự. 
Điều ông Xuất quên không kể nhưng chúng tôi được biết ở Thanh Miện, Tủ sách pháp luật đã được phủ kín các xã, nhưng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân lại cực kỳ đa dạng. Thế nên, ông Xuất cho niêm yết số điện thoại riêng lên bảng thông báo của huyện, xã để sẵn sàng tư vấn miễn phí cho dân. Cũng vì thế mà những ngày nghỉ ông Xuất luôn cặm cụi giải đáp cho hàng chục cuộc gọi.
Thổi “luồng gió mới” cho Tư pháp huyện
Trên mảnh đất Thanh Miện, người dân rỉ tai nhau rằng họ có hai thứ “đặc sản” không ở đâu có. Một là danh thắng Đảo Cò, địa điểm du lịch mới được công nhận là Di tích quốc gia; hai là công tác tư pháp chính xác, nhanh gọn, tiện lợi. Chẳng phải bỗng dưng mà Tư pháp nơi đây lại được người dân quý trọng như vậy. 
Là người đứng đầu công tác tư pháp của 19 xã, thị trấn trong huyện, ông Phạm Văn Xuất quán triệt quan điểm: “Khi công dân đến giao dịch, từ cải chính tên họ đến hộ tịch, công chứng giấy tờ... sau khi họ rời khỏi Phòng Tư pháp huyện nói riêng và các phòng tư pháp trên địa bàn thì đều vui vẻ, không có bất kỳ một ác cảm gì. Tất cả mọi người đến với mình đều phải hài lòng, để họ thấy không phải vì “thấp bé nhẹ cân”, không có tiền, không có tiêu cực phí mà công việc không được giải quyết thỏa đáng”. 
Với phương châm làm việc đó, ngay từ tháng 3/2011, Thanh Miện là một trong số ít địa phương trên địa bàn Hải Dương trang bị đủ thiết bị máy tính, cài đặt phần mềm quản lý, đăng ký hộ tịch giúp cán bộ tư pháp huyện lúc nào cũng “gần sát” bên Tư pháp xã để sẵn sàng gỡ khó ngay nếu gặp vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ khối.
Được biết, mỗi năm Phòng Tư pháp huyện Thanh Miện đều giải quyết số lượng trên nghìn hồ sơ công dân gửi tới, trả trước thời hạn trên 70%. Trong khi nhiều địa phương tiếng nói của Tư pháp còn yếu, khâu thẩm định, rà soát lại các văn bản ban hành gần như không được chú tâm thì ở nơi đây lại khác hẳn. 
Giữ vai trò thẩm định, tham mưu cho UBND, riêng bản thân ông Xuất đã tự tay rà soát, kiểm tra rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, ông còn tích cực đốc thúc, triển khai nhiều cuộc thi tương tác, tìm hiểu pháp luật như: Tìm hiểu về Luật Biển, Luật Thuế, Luật Phòng chống tham nhũng... khi phát động đều thu hút rất nhiều bài dự thi; tiến hành trợ giúp pháp lý miễn phí cho hàng ngàn đối tượng trên địa bàn huyện. 
Với những đóng góp đó, suốt từ năm 2006 đến năm 2014, Phòng Tư pháp huyện Thanh Miện liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen. Năm 2014, Phòng đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước. 
Đánh giá về hoạt động của Trưởng phòng Tư pháp huyện Thanh Miện, ông Nguyễn Chí Long - Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương hồ hởi: “Sở mới tiến hành thành lập hai khối thi đua, ký giao ước thi đua. Một khối thi đua cho các phòng tư pháp cấp huyện, khối còn lại dành cho các tổ chức hành nghề công chứng. Riêng Tư pháp cấp huyện, nổi trội lên cá nhân đồng chí Phạm Văn Xuất, có nhiều đóng góp, thành tích điển hình”.
Câu chuyện đang hồi sôi nổi, gương mặt ông Xuất chợt thoáng chút ưu tư. Thì ra, trong tâm trí vị Trưởng phòng Tư pháp huyện vẫn đau đáu với công tác cơ sở. Ông nói, việc đầu tư cho hòa giải ở địa phương, tuyên truyền pháp luật cho cấp cơ sở hiện vẫn rất hạn chế, đặc biệt là công tác chăm lo cho đời sống cán bộ. Ông Xuất chỉ có một mong muốn là những hạn chế này sớm được hóa giải để người cán bộ tư pháp luôn vững tin trên hành trình giúp dân của mình. 

Đọc thêm

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.