Nam sinh dựng lán giữa rừng học online

Lán học online bên sườn núi của Lầu Mí Xá.
Lán học online bên sườn núi của Lầu Mí Xá.
(PLVN) - Dựng lán giữa rừng, trèo đèo lội suối đi hàng chục km mỗi ngày “hứng” sóng để học online là việc nhiều học sinh, sinh viên vùng cao thực hiện.

Sùng A Sì (Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) hiện là học sinh lớp 12A8, trường phổ thông vùng cao Việt Bắc. Từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trường Sùng A Sì cũng chuyển sang hình thức học online. 

Nhà không có mạng internet, Sì phải mang quần áo, sách vở lên nương dựng lán cách nhà 17 km để có sóng điện thoại. Đường từ nhà đến lán phải đi bộ trèo đèo, lội suối, đi từ 7h sáng đến 3h chiều mới tơi nơi. Vì thế, mỗi lần đi lên lán, Sì phải nắm cơm nắm mang bên mình để ăn tiếp sức dọc đường đi. Nhưng lán Sì ở cũng lụp xụp, mái tôn bị thủng lỗ chỗ. 

Hàng ngày, Sì học trực tuyến từ 7h đến khoảng 10h sáng. Sau giờ học Sì vội vã đi làm, khi lên nương phát rẫy, trồng ngô, chăm gà, khi vào rừng đào củ, khi thì đi sửa nhà thuê. Để nộp bài đúng thời hạn với cô giáo, Sì đi làm mang theo sách vở bên mình, tranh thủ giờ nghỉ làm bài tập.

Cậu học trò Sùng A Sì.
 Cậu học trò Sùng A Sì.

Sì kể, để có tiền nạp điện thoại vào 3G học trực tuyến, cậu phải vào rừng đào củ măng, củ sắn mang đi bán. Gia đình thuộc hộ nghèo, bố ốm quanh năm, mẹ già sức yếu nên Sì được xem là trụ cột trong gia đình. 

Sì ở lán từ sau Tết Nguyên đán đến nay và chưa một lần đi chợ. Thức ăn của Sì là muối trắng và củ sắn hoặc cơm độn sắn. Đi làm cả ngày xa nơi ở, Sì nắm cơm trắng trong lá chuối ăn trưa qua ngày. Ước mơ của cậu học trò nghèo dân tộc Mông Sùng A Sì là thi đại học vào ngành công an, quân đội. “Nhưng em sợ là mình không thể đi thi đại học được, vì nếu có thi đỗ thì em cũng không có tiền để đi học”, A Sì ngậm ngùi.

Hành trình “cõng” chữ của sinh viên Lầu Mí Xá (SN 1999, dân tộc Mông, sống tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) cũng khiến nhiều người khâm phục. Để có thể tiếp tục chương trình học, Lầu Xí Má phải dựng lán giữa lưng chừng núi bắt sóng học online.

Xá là sinh viên chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Khi về bản cậu lấy điện thoại thử đi đoạn đường vào bản, vô tình trên màn hình xuất hiện sóng 4G Xá nghĩ ra cách dựng lán để tiện việc học online. Theo Xá cho rằng đây là nơi học tập phù hợp, thuận tiện, không tốn nhiều thời gian giống như khi em ra UBND xã hay những nơi khác để học.

Sinh viên Lầu Mí Xá dựng lán giữa rừng.
 Sinh viên Lầu Mí Xá dựng lán giữa rừng.

Lầu Mí Xá sinh ra trong gia đình có 3 chị em, anh trai Xá đã qua đời từ khi Xá học lớp 8, sau đó 1 năm, người chị gái của Xá cũng lấy chồng xa. Bởi vậy, bố mẹ Xá chỉ mong Xá nghỉ học, ở nhà lấy vợ để giúp đỡ gia đình. Thế nhưng Xá không đồng ý, em muốn đi học, muốn được trở thành cán bộ xã, mang tri thức và ánh sáng về cho bản làng.  

Cũng ngày ngày leo núi, trùm áo mưa học bài là sinh viên Sú Seo Chung ở thôn Tả Chải (xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang).

Túng Sán là xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoàng Su Phì, xã nằm trên dải Tây Côn Lĩnh có độ cao trên 2.400m. Xã có các dân tộc như Nùng, Mông, Dao, Cờ Lao sinh sống.

Sú Seo Chung là sinh viên năm thứ ba khoa Quản lý, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Hàng ngày Chung vượt 5 km đường núi để đến nơi gần trụ sở xã Túng Sán, đón sóng Wi-Fi của UBND xã gần đó. Cả quãng đường đi và về của Chung là 10 km/ngày.

Hình ảnh Sú Seo Chung học khi trời mưa.
 Hình ảnh Sú Seo Chung học khi trời mưa.

Tùy thời hóa biểu, mỗi ngày, nam sinh học một hoặc hai buổi. Khi trời mưa, cậu lấy áo mưa che cho laptop không ướt. Nam sinh kể mưa rừng nhiều khi kéo dài cả ngày. Có hôm, Seo Chung bị ướt, vẫn cố ngồi học bài trên mạng.

Khi biết Seo Chung phải học ở sườn đồi, UBND xã Túng Sán đã tạo điều kiện cho cậu có chỗ ngồi trong trụ sở. Tuy nhiên, cậu cho biết từ Hà Nội về chưa đủ 14 ngày nên sợ làm ảnh hưởng đến mọi người.

Chàng trai sinh năm 1998 nói cậu thuộc dân tộc đặc biệt ít người nên được miễn học phí. Mỗi năm, bố mẹ nỗ lực hết mức cũng chỉ cho em từ 4 – 5 triệu đồng để chi phí. Để sống và học được ở Hà Nội, hàng ngày sau giờ học em phải đi làm thêm những việc như bốc vác thuê, làm thuê cho nhà hàng hoặc ai thuê gì làm nấy. Có lúc có việc nhẹ nhàng hơn là đi làm thuê sắp xếp hồ sơ lưu trữ cho doanh nghiệp. Thu nhập ít ỏi từ việc đi làm cũng đủ để Chung duy trì cuộc sống ở Hà Nội suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Đọc thêm

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.